Hai án chung thân cho cú lừa bán 81.000m2 "đất vẽ", ẵm 800 tỷ đồng

(Dân trí) - TAND TP Hà Nội vừa ra quyết định tuyên phạt 2 án chung thân với nhóm "bộ sậu" Công ty 1/5 khi vẽ ra gần 81.000 m2 đất ảo đem bán lừa "ẵm" gần 800 tỷ đồng đặt cọc liên quan đến dự án Thanh Hà.

TAND TP Hà Nội vừa tuyên án vụ lừa bán 81.000 m2 "đất vẽ" tại dự án Thanh Hà-CIENCO5. Theo đó, 2 mức án chung thân được tuyên với bị cáo L

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 
ê Hòa Bình - Chủ tịch HĐQT Cty Cổ phần xây dựng và dịch vụ 1/5 (gọi tắt là Cty 1/5) cùng bị cáo Nguyễn Thị Kim Thoa - Phó Tổng GĐ kiêm Kế toán trưởng Cty.

Bị cáo Nguyễn Mạnh Cường (SN 1972), Phó Tổng GĐ Cty 1/5 nhận án 17 năm về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các bị cáo còn lại nhận án từ 5 đến 6 năm tù về hành vi Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Theo cáo trạng, Công ty 1/5 được thành lập năm 2002 do Lê Hòa Bình là giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT. Ngày 15/4/2009, đại hội cổ đông công ty quyết định thay đổi chức danh Tổng giám đốc từ ông Bình sang cho ông Nguyễn Mạnh Cường. Thời điểm này, Nguyễn Thị Kim Thoa được bổ nhiệm là Phó Tổng Giám đốc kiêm Kế toán trưởng công ty.

2 án chung thân cho cú lừa bán 81.000m2 ''đất vẽ''.
2 án chung thân cho cú lừa bán 81.000m2 ''đất vẽ''.

Ngày 19/1/2010, Công ty 1/5 ký hợp đồng vay vốn cho Công ty CP Phát triển địa ốc Cienco5 (Cty Cienco5). Công ty Cienco5 vay của Công ty 1/5 200 tỷ đồng để đầu tư cho giai đoạn 1 Dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ); các khu đô thị hoàn vốn và các chi phí phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty. Theo đó, Cty 1/5 được hưởng quyền ưu tiên thực hiện hợp đồng hợp tác đầu tư vào Khu đô thị Thanh Hà A - Cienco5.

Từ hợp đồng vay vốn trên, Bình lập tức chỉ đạo sử dụng văn bản này làm căn cứ để huy động vốn từ các nhà đầu tư cá nhân thông qua việc ký kết hợp đồng giao vốn.

Tuy nhiên, do Công ty 1/5 không thực hiện việc chuyển tiền theo hợp đồng vay vốn nên Công ty Cienco5 xóa bỏ vai trò đối tác đầu tư trong dự án khu đô thị Thanh Hà A (Hà Đông - Hà Nội) của Công ty 1/5.

Dù không còn vai trò gì trong dự án này nhưng thông tin đó đã bị Bình giấu nhẹm, đồng thời nhóm "bộ sậu" tại công ty này vẫn tiếp tục triển khai huy động vốn.

Cơ quan điều tra kết luận, Bình cùng đồng phạm đã "vẽ" ra gần 81.000m2 đất trên giấy, ký bán 463 hợp đồng để lừa chiếm đoạt gần 800 tỷ đồng.

Cùng đó, Bình dùng một phần số tiền lừa được đặt cọc mua toàn bộ 24 triệu cổ phần của 5 cổ đông sáng lập Công ty CP dịch vụ xuyên Thái Bình Dương với đơn gía trung bình hơn 20.000 đồng/CP; tổng giá trị hơn 498 tỷ đồng.

Riêng hợp đồng chuyển nhượng cổ phần ngày 2/4/2010 do Nguyễn Ngọc Sinh, đại diện Công ty CP Bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP Land), một thành viên của Công ty CP dịch vụ xuyên Thái Bình Dương ký chuyển nhượng thể hiện giá chuyển nhượng chỉ là hơn 13.000 đồng/CP, tổng giá trị hợp đồng hơn 191 tỷ đồng. Việc chuyển nhượng với giá thấp hơn nêu trên, Đào Duy Phong đã nhận được 10 tỷ đồng từ Bình và Thoa.

Tham gia phi vụ này có Huỳnh Nguyễn Quốc Duy. Trong việc môi giới cho Bình ký hợp đồng mua toàn bộ cổ phần của các cổ đông sáng lập Công ty Thái Bình Dương, Duy đã được Bình chi 11 tỷ đồng. Số tiền này, Duy khai tiêu hết và mới nộp lại 1,25 tỷ đồng.

Trong quá trình xét xử, bị cáo Lê Hoà Bình thừa nhận việc chỉ đạo thuộc cấp ngụy tạo ra bản đồ quy hoạch dự án cùng các sơ đồ thể hiện những thửa đất để lừa dối khách hàng. Tuy vậy, ông Bình lại tự bào chữa cho hành vi của mình chỉ là mượn vốn của khách hàng để đầu tư sang các lĩnh vực khác.

Tuy vậy,  Hội đồng xét xử kết luận hành vi phạm tội của các bị cáo là quá rõ ràng. Lê Hòa Bình cùng nhóm "bộ sậu" đã dùng nhiều thủ đoạn để  lừa đảo hàng trăm khách hàng, chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng.

Anh Thế
VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước