1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Gói 30.000 tỷ hỗ trợ mua nhà: Chậm không phải vì chặt!

(Dân trí) - Đánh giá năm 2013 thị trường BĐS đã có những chuyển động tích cực, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng quả quyết, cuối năm, giao dịch sẽ tốt hơn do giá BĐS ngày càng phù hợp hơn với khả năng mua của người dân. Thị trường chắc chắn sẽ hồi phục từng bước.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng là thành viên Chính phủ tham gia chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng” trả lời tối 17/11.

Trao đổi về tình hình thị trường BĐS năm 2013, Bộ trưởng Xây dựng khái quát, sau một thời gian đóng băng, năm nay, đặc biệt những tháng gần đây, đã có những chuyển động rất tích cực, giao dịch tăng lên, đặc biệt phân khúc nhà ở có quy mô trung bình và quy mô nhỏ, giá thấp, nguồn cung thiếu so với cầu. Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, điều đó khẳng định chính sách của Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản đã trúng và từng bước đi vào cuộc sống.

“Tuy nhiên, thị trường còn rất khó khăn do khả năng của nền kinh tế chúng ta còn khó khăn. Giá BĐS thời gian qua giảm mạnh, do giá thời kỳ BĐS nóng là giá ảo, cho nên thời kỳ này bắt buộc phải giảm giá đối với sản phẩm để trả lại giá trị thực của nhà đất. Đồng thời, nhà đầu tư cũng phải giảm giá để tăng giao dịch sản phẩm BĐS, trong đó, tiết giảm chi phí không cần thiết, đặc biệt là vật liệu cao cấp được thay thế bằng vật liệu trong nước...” - ông Dũng phân tích.
Gói 30.000 tỷ hỗ trợ mua nhà: Chậm không phải vì chặt!
Bộ trưởng Xây dựng sẽ có mặt trong phiên chất vấn tại Quốc hội tuần này để cùng "chia lửa" với các Bộ trưởng đăng đàn (ảnh: Việt Hưng).

Nhận định về tình hình những tháng cuối năm 2013 cũng như xu hướng của năm 2014, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng quả quyết: “Trong thời gian tới, chắc chắn bất động sản sẽ giao dịch tốt hơn, do giá bất động sản ngày càng phù hợp hơn với khả năng mua của người dân. Và chắc chắn thị trường bất động sản từng bước được hồi phục”.

Về gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, Bộ trưởng Xây dựng chia sẻ với câu chuyện của một người dân mong mỏi được sở hữu một căn nhà khi Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho người thu nhập thấp mua nhà nhưng hi vọng dường như ngày càng xa với tình hình giải ngân rất chậm của nguồn vốn thời gian qua.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng giải thich, gói 30.000 tỷ đồng là chính sách của Chính phủ hỗ trợ người dân thu nhập thấp cải thiện nhà ở. Và muốn giải ngân nhanh gói này, phải có nguồn cung lớn hoặc nhiều nhà ở dưới 15 triệu/m2, dưới 70 m2 khi nhu cầu của người dân rất lớn.

Cụ thể, theo Bộ trưởng Dũng, cả nước hiện cần hơn 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội nhưng cung nhà ở xã hội không thể nhanh được vì chiến lược nhà ở mới được thực hiện và việc phát triển nhà ở xã hội là quá trình dài hạn chứ không thể ngắn hạn. Khó khăn khác là việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội, các doanh nghiệp không mặn mà, do lợi nhuận của nhà ở xã hội thấp hơn nhiều so với nhà ở thương mại.

Ngoài ra, thủ tục, yêu cầu để giải ngân gói 30.000 tỷ, ông Dũng cho là quy trình bắt buộc vì nếu không làm chặt, sai đối tượng sẽ dễ dẫn đến việc lợi dụng, làm thất thoát cho Nhà nước, dư luận không đồng tình. Tuy nhiên, Bộ trưởng Xây dựng quả quyết, không phải vì làm chặt mà chậm tiến độ.

“Tôi rất đồng tình, những ai có nhu cầu mua nhà thì phải được hỗ trợ trong gói 30.000 tỷ này. Đây là trách nhiệm không chỉ riêng Bộ Xây dựng, các địa phương mà cả các ngân hàng phải vào cuộc để đẩy nhanh tốc độ giải ngân” – ông Dũng nói.

Đề cập thêm nội dung về phương án xây nhà tránh lũ cho người dân nghèo trong bối cảnh lũ lụt nghiêm trọng đang xảy ra tại các tỉnh miễn Trung, Bộ trưởng Xây dựng khẳng định, Chính phủ đã chủ động đề ra các giải pháp, trong đó có Đề án hỗ trợ nhà tránh lũ cho các hộ nghèo ở 14 tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận.

Gói hỗ trợ này sẽ hướng đến nhóm đối tượng là hơn 40.000 hộ nghèo xây nhà tránh lũ. Gói hỗ trợ này đang được thực hiện và Chính phủ đang cân nhắc nguồn ngân sách để hỗ trợ. Còn hộ cận nghèo, khó khăn về nhà ở, cũng có ý kiến cần mở rộng đối tượng cho vay hoặc hỗ trợ thêm thì Bộ Xây dựng đang nghiên cứu để có giải pháp kiến nghị với Chính phủ.
 

Về tình trạng thất thoát lãng phí trong xây dựng như dư luận phản ánh, tỷ lệ lên tới 30%, thậm chí cao hơn tùy vào dự án, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng xác nhận, thời gian qua, dù công tác đầu tư xây dựng đạt được nhiều kết quả quan trọng nhưng tình trạng thất thoát lãng phí chưa được khắc phục một cách triệt để. Nguyên nhân của tình trạng, trước hết do chất lượng quy hoạch chưa cao, do chất lượng công tác kế hoạch chưa phù hợp, chất lượng công tác quản lý Nhà nước liên quan đến đầu tư xây dựng...

Trong năm 2013, Chính phủ ban hành 2 nghị định quan trọng. Nghị định 11 về quản lý phát triển đô thị, đây là nghị định có tính đổi mới, đột phá khắc phục tình trạng phát triển đô thị tự phát phong trào. Trong nghị định đã nêu rõ yêu cầu về phát triển có quy hoạch và có kế hoạch, cân đối nguồn lực, khắc phục tình trạng quy hoạch treo, dự án treo như hiện nay.

Nghị định 15 về quản lý chất lượng công trình xây dựng cũng là một bước đổi mới, thay vì coi các chủ đầu tư của các nguồn vốn như nhau. Nghị định 15 nêu rõ nguồn vốn Nhà nước phải được kiểm tra, thiết kế, dự toán ngay từ ban đầu… Những nghị định này đang đi vào cuộc sống và được các địa phương thực hiện và có hiệu quả cụ thể.

P.Thảo

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước