Gỡ khó về vốn cho doanh nghiệp SME trong bối cảnh biến động

Trường Thịnh

(Dân trí) - Doanh nghiệp Việt đang có nhiều cơ hội phục hồi, tăng trưởng, nhưng cũng phải đối mặt với thách thức từ môi trường trong nước cũng như quốc tế, cần có dòng vốn dồi dào để vượt biến động, nhất là nhóm SME.

Tính đến hết tháng 10/2022, thị trường Việt Nam vẫn đang ghi nhận những tăng trưởng tích cực. Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, tính chung 10 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 20,2% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa duy trì thặng dư sau 10 tháng khi cả nước xuất siêu 9,4 tỷ USD. Trong bối cảnh lạm phát thế giới vẫn đang ở mức cao, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 10 tháng qua tăng 2,89% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng của bình quân 10 tháng năm 2020 (3,71%). Đây được đánh giá là nền tảng tốt để tăng trưởng kinh tế Việt Nam giữ mức ổn định năm 2023.

Tuy nhiên, doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp SME nói riêng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như giá xăng dầu, nguyên, nhiên vật liệu đầu vào, chi phí logistics tăng cao làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, tình trạng thiếu hụt lao động trong một số ngành, địa phương và quy định tăng mức lương tối thiểu vùng cũng tạo thêm áp lực cho doanh nghiệp, hay biến động tỷ giá và đứt gãy chuỗi cung ứng khiến doanh nghiệp ảnh hưởng.

Thấu hiểu và chia sẻ khó khăn của các doanh nghiệp, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) đã ra mắt giải pháp vay tín chấp M-Power với hạn mức lên đến 15 tỷ đồng, cho phép doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn với đa dạng mục đích sử dụng như vay, bảo lãnh, LC…

Bên cạnh đó, MSB mang đến khách hàng giải pháp 100% online từ bước đăng ký, tải hồ sơ tới giải ngân. Ngân hàng cam kết phê duyệt hạn mức trong 3 ngày làm việc, giải ngân trong một phút. Khi đăng ký vay và mở tài khoản doanh nghiệp tại MSB, khách hàng được hưởng ngay 2 lần ưu đãi lãi suất và phí.

Gỡ khó về vốn cho doanh nghiệp SME trong bối cảnh biến động - 1
Gói vay tín chấp M-Power mang đến trợ lực vốn hữu ích cho doanh nghiệp SME trong biến động (Ảnh: MSB).

Chị Mai Phương, chủ một chuỗi siêu thị nhỏ tại Hà Nội, cho biết: "Hồi cuối tháng 9, nhờ có gói vay tín chấp M-Power của MSB mà tôi đã kịp nhập hàng chuẩn bị cho dịp Tết nguyên đán. Trước đó, tôi cũng nhiều trăn trở vì nhu cầu nhập số lượng hàng lớn, lại mở rộng thêm 1 số mặt hàng mới mà vốn lưu động lại không đủ. Việc mở thêm siêu thị thứ 6 trong chuỗi cũng không đáp ứng tiến độ mong muốn vì tài chính phải cân đối rất 'đau đầu'. Thời điểm cuối năm, việc vay từ người thân, bạn bè cũng không dễ dàng. Vì vậy, khi biết tới gói M-Power cho vay không tài sản bảo đảm, tôi đã đăng ký ngay".

Bên cạnh nguồn vốn, bản thân doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có kế hoạch tiết giảm và tối ưu hóa chi phí thông qua ứng dụng công nghệ trong sản xuất và vận hành, tối giản hóa quy trình hay tiết kiệm các chi phí như văn phòng, năng lượng, tiếp thị… Ông Trung Hiếu, chủ một công ty tôm giống, chia sẻ công ty đã ứng dụng tấm pin năng lượng mặt trời vừa tạo điện năng phục vụ cho thắp sáng, vừa làm mái che cho các ao ươm con giống, sử dụng các động cơ tiết kiệm điện năng cho hệ thống quạt nước giúp giảm từ 10-20% điện năng tiêu thụ/tháng, từ đó giảm chi phí chung.

Chị Phạm Hương, giám đốc một doanh nghiệp may mặc, cho biết công ty đã thực hiện tối ưu chi phí bằng nhiều biện pháp như chuyển chế độ chi trả cho nhân viên sang hình thức khoán sản phẩm, mạnh dạn bỏ dây chuyền sản xuất cũ do tiêu hao năng lượng lớn, tiết giảm chi phí vận tải nội địa bằng cách tìm đơn vị giao vận mới hoặc ghép chuyến…

Tìm hiểu thêm về gói vay tại đây.