“Gỡ khó” dòng vốn cho nhà phân phối ngành hàng tiêu dùng nhanh

Ngành hàng tiêu dùng nhanh đạt doanh số 140 tỉ USD vào năm 2016 và theo dự báo của Bộ Công thương sẽ lên đến 173 tỷ USD vào năm 2020. Nhằm tạo động lực cho các DN ngành hàng tiêu dùng nhanh, ngân hàng Techcombank đang kịp thời triển khai những giải pháp tài chính toàn diện dành cho các nhà phân phối.

Thiếu vốn phát triển kinh doanh

Theo các chuyên gia, Việt Nam là nước có dân số đông, trong đó có gần 70% dân số thuộc độ tuổi lao động (từ 16- 60 tuổi) nên nhu cầu người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm tiêu dùng nhanh ở mức cao. Trong bối cảnh nền kinh tế ổn định, thị trường ngành hàng tiêu dùng nhanh có mức tăng trưởng tiềm năng khá lớn.

Nhiều DN phân phối ngành hàng tiêu dùng nhanh đang gặp khó khăn về vốn để mở rộng phát triển. Họ thường thiếu vốn trong quá trình kinh doanh do chính sách từ nhà cung cấp như hàng khuyến mãi, hàng đi đường, công nợ ngoài thị trường, ký quỹ kênh phân phối, lương cho nhân viên kinh doanh, mở rộng ngành hàng …. Đặc biệt nhu cầu vốn vào mùa cao điểm để lấy hàng, đáp ứng yêu cầu, tăng uy tín với nhà cung cấp và tăng lợi nhuận. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải giao dịch cùng lúc nhiều ngân hàng để có đủ nguồn vốn kinh doanh.

“Gỡ khó” dòng vốn cho nhà phân phối ngành hàng tiêu dùng nhanh - 1

Công ty Thảo Thành - nhà phân phối cấp 1 sản phẩm Unilever tại Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai), nay đang phát triển ra địa bàn Tân Uyên, Bến Cát (Long An). Bà Trương Thị Hồng Châu – Kế toán doanh nghiệp cho biết - Thảo Thành đã giao dịch với nhiều ngân hàng theo hình thức vay thông thường là thế chấp tài sản là bất động sản. Theo chia sẻ của bà Châu: “Cái khó đối với doanh nghiệp là nếu muốn vay 100 tỉ đồng đòi hỏi công ty phải có tài sản thế chấp tương ứng lên hơn 150 tỉ đồng. Doanh nghiệp sẽ khó có tài sản bất động sản lớn như vậy để thế chấp vay".

“Gỡ khó” vốn vay, gia tăng lợi nhuận

Thấu hiểu nhu cầu về dòng vốn của các nhà phân phối ngành hàng tiêu dùng nhanh, từ ngày 15/8, ngân hàng TMCP Kỹ thương VN (Techcombank) triển khai Chương trình kinh doanh đặc biệt dành cho nhà phân phối cấp 1, đáp ứng toàn bộ nhu cầu vốn cho nhà phân phối ngành hàng tiêu dùng từ các mặt hàng đồ uống, sữa các loại (Vinamilk, Sabeco, Habeco, Pepsi, Coca Cola,…) đến cả các ngành bánh kẹo, dầu ăn, đường, mì ăn liền, nước chấm, dầu ăn (Masan, Bibica, Vifon, Kinh Đô, Vocarimex …). Theo đó, DN được sử dụng dịch vụ vay không cần tài sản thế chấp của Techcombank. Đây là hình thức vay tín chấp, với lãi suất chỉ nhỉnh hơn so với vay có thế chấp, vì vậy, không gây áp lực quá lớn cho doanh nghiệp.

Bà Hồng Châu, công ty Thảo Thành cho biết, doanh nghiệp được ngân hàng cấp một hạn mức tín dụng để khi cần thanh toán tiền hàng cho nhà sản xuất thì Techcombank sẽ hỗ trợ chuyển khoản thanh toán trong vòng 1 – 2 giờ. Thủ tục vay vốn trở nên thuận lợi hơn, kèm theo đó, thời gian giải ngân cũng nhanh hơn. Nhờ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý từ phía nhà sản xuất triển khai nên biết trong kho còn bao nhiêu hàng, các cửa hàng còn bao nhiêu hàng, cũng như số tiền thu về.

Ngân hàng khi cho doanh nghiệp vay sẽ nhìn vào dòng tiền, theo dõi được lượng hàng hóa trong kho mà không mất công cử bảo vệ đến canh khi hàng hóa ra vào kho. Điều này cũng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh. Khi doanh nghiệp thu được tiền thì cũng trả nợ cho phía ngân hàng.

Ông Trần Thanh Tùng, Giám đốc Phân khúc khách hàng, ngân hàng Techcombank cho biết, hạn mức tín dụng được cấp bao gồm hạn mức cho mùa bình thường và cả mùa cao điểm ngay từ đầu năm để doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội kinh doanh, tăng lợi nhuận từ chiết khấu và thưởng doanh số mùa cao điểm, tăng uy tín đối với nhà cung cấp… Doanh nghiệp sử dụng các giải pháp tài chính toàn diện này sẽ tăng được phần lợi nhuận khi tiết kiệm được chi phí quản lý cũng như chi phí tài chính.