DMagazine

Giovanni - "Cầu nối" tạo ra thị trường   thời trang năng động, hội nhập thế giới

(Dân trí) - Chủ tịch Giovanni Group Nguyễn Trọng Phi chia sẻ về ngành dệt may - da giày; chiến lược phát triển ngành thời trang Việt Nam theo mô hình hiện đại, bền vững để cung ứng sản phẩm phân khúc cao cấp trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Giovanni - Cầu nối tạo ra thị trường   thời trang năng động, hội nhập thế giới - 1
Giovanni - Cầu nối tạo ra thị trường   thời trang năng động, hội nhập thế giới - 4

"Dệt may" và "Da giày" là hai ngành khác nhau về dây chuyền, nguyên vật liệu và sản phẩm, nhưng thường được gộp chung bởi nhiều điểm tương đồng về mô hình tổ chức và chuỗi giá trị. Về vai trò kinh tế, đây đều là hai ngành chiến lược của Việt Nam nhờ tỷ trọng xuất khẩu cao, trong đó ngành dệt may Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về sản lượng xuất khẩu trong khi ngành da giày đứng thứ 2 toàn cầu, chỉ sau Trung Quốc với khả năng cung ứng 1 tỷ đôi giày dép cho thế giới mỗi năm. Những con số đó đủ cho thấy tầm cỡ ngành dệt may - da giày của Việt Nam trên bản đồ thế giới. Nếu trên biểu đồ về chuỗi giá trị, ngành dệt may - da giày Việt Nam nằm ở đáy chuỗi bởi đây là khâu đoạn sản xuất, phần nhiều do các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhà xưởng, công nghệ, tư bản và sử dụng đất đai, nhân lực Việt Nam.

Giovanni - Cầu nối tạo ra thị trường   thời trang năng động, hội nhập thế giới - 6

Ngành thời trang ở một khía cạnh khác, khá đối nghịch với ngành dệt may - da giày nếu xét theo khía cạnh về chuỗi giá trị. Thời trang là một ngành sáng tạo, nghệ thuật và thương mại. Hoạt động chính của ngành thời trang nằm ở hai đỉnh của chuỗi giá trị, đó là khâu xây dựng ý tưởng sáng tạo, thiết kế tạo mẫu và marketing thương mại, hậu mãi. Ngành thời trang chủ yếu xoay quanh yếu tố về sản phẩm quần áo, phụ kiện cùng câu chuyện thương hiệu, bài toán xây dựng câu chuyện, chiến lược truyền thông để quảng bá, tạo dựng hình ảnh.

Giovanni - Cầu nối tạo ra thị trường   thời trang năng động, hội nhập thế giới - 7

Ngành thời trang và ngành may mặc - da giày không phải 2 ngành tách biệt mà có quan hệ mật thiết với nhau. Ngành thời trang xây dựng ý tưởng, sáng tạo, thiết kế làm đầu vào cho ngành may mặc - da giày cung ứng nguyên phụ liệu, gia công sản xuất và tiến hành hoạt động logistic cung ứng cho khâu đoạn marketing, thương mại, bán lẻ của ngành thời trang. Từng có những thời điểm, ngành thời trang phụ thuộc vào hoạt động của ngành may mặc - da giày, khi mà những nhà mốt thực hiện hoạt động sáng tạo, thiết kế dựa trên những nguyên phụ liệu sẵn có, cũng như phụ thuộc vào năng lực, kỹ thuật gia công sản xuất của của ngành may mặc - da giày. Ngày nay, sự phụ thuộc này có nhiều thay đổi khi ngày càng nhiều các công ty gia công sản xuất thực hiện những đơn hàng dựa theo nhu cầu của các hãng thời trang. Tuy nhiên, sự phụ thuộc dù theo chiều nào cũng ngày càng tạo ra mối quan hệ liên hoàn, bền chặt giữa hai ngành này, khiến hai ngành tuy khác biệt nhưng lại hoàn toàn thống nhất như hai mặt của một đồng tiền.

Giovanni - Cầu nối tạo ra thị trường   thời trang năng động, hội nhập thế giới - 9
Giovanni - Cầu nối tạo ra thị trường   thời trang năng động, hội nhập thế giới - 11

Ngành dệt may - da giày là hai ngành kinh tế lớn của Việt Nam nhờ tỷ trọng xuất khẩu lớn hàng đầu thế giới. Cả hai ngành này tạo ra công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, mang về nguồn thu thuế lớn cho các địa phương. Những khu vực xây dựng khu chế xuất, công nghiệp kéo theo sự phát triển của hạ tầng vật chất và dịch vụ. Chưa kể đến ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ những khu công nghiệp dệt may - da giày cũng được thúc đẩy đi lên. 

Giovanni - Cầu nối tạo ra thị trường   thời trang năng động, hội nhập thế giới - 13

Ngược lại, thời trang của Việt Nam là một ngành rất mới, được hình thành đâu đó trong khoảng 20 năm trở lại đây nhờ vào những thành tựu của đổi mới và đặc biệt là hội nhập. Trong quá khứ, Việt Nam không có một thị trường thời trang đúng nghĩa. Những sản phẩm được cung ứng bởi các xí nghiệp, công ty dệt may Nhà nước chỉ đơn giản là quần áo, giày dép phục vụ nhu cầu ăn mặc của nhân dân, trong khi những sản phẩm có yếu tố thời trang chủ yếu đến từ Trung Quốc, thậm chí là hàng cũ từ châu Âu, Nhật Bản mà thế hệ những năm 1980, 1990 gọi là hàng "si-đa". 

Đến những năm 2000, nhờ vào mở cửa, hội nhập, Việt Nam dần xuất hiện những công ty thời trang đúng nghĩa - đó là cung ứng các sản phẩm thời trang có mẫu mã hiện đại, phù hợp xu hướng thị trường, nhằm phục vụ nhu cầu "mặc đẹp" của người tiêu dùng. Sau hơn 20 năm phát triển, ngành thời trang Việt Nam đang ngày càng phát triển. Chúng ta giờ đây đã có những thương hiệu nhà thiết kế, thương hiệu nhà mốt, thậm chí cả thương hiệu cao cấp, cận xa xỉ với định vị, chất lượng không thua kém bất cứ thương hiệu ngoại quốc cùng phân khúc nào.

Giovanni - Cầu nối tạo ra thị trường   thời trang năng động, hội nhập thế giới - 14

Hai ngành may mặc - da giày và thời trang, như tôi đã chia sẻ, là hai mặt của một đồng tiền, luôn song hành và bổ trợ cho nhau. Trong quá khứ và ngay cả hiện tại, ngành may mặc - da giày vẫn là ngành kinh tế mang lại nhiều nguồn lợi về kinh tế - xã hội hơn cả. Tuy nhiên, về dài hạn, những ngành sản xuất gia công nằm ở đáy chuỗi giá trị toàn cầu thường nhanh chóng bị lạc hậu và mất lợi thế, đặc biệt là lợi thế nhân công giá rẻ - vốn được xem là sức mạnh của những nền kinh tế mới nổi, đi lên bằng gia công sản xuất. Chưa kể một yếu khác là môi trường bởi ngành dệt may - da giày làm một trong những ngành có nhiều hoạt động sản xuất dễ gây tổn hại tới sinh thái, chất lượng nguồn nước. 

Ngược lại, ngành thời trang lại là ngành mang lại nhiều giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, phát triển ngành thời trang là một việc khó, và không thể mang lại những nguồn lợi lớn và nhanh như ngành dệt may - da giày. Nhưng về lâu dài, việc thúc đẩy ngành thời trang sẽ mang lại nhiều lợi ích bền vững hơn cả. 

Đầu tiên phải kể đến là lợi ích về hình ảnh, thương hiệu quốc gia. Khách hàng tiêu dùng chỉ biết đến đôi giày, chiếc áo họ mặc mang thương hiệu gì, thương hiệu đó có nguyên xứ (country of origin) từ nước nào chứ ít khi để ý tới sản phẩm sản xuất từ đâu (trừ sản phẩm xa xỉ, vốn nằm ngoài phạm vi tiêu dùng thông thường)

Phát triển ngành thời trang sẽ kéo theo sự phát triển của ngành may mặc - da giày. Hiện nay rất nhiều thương hiệu thời trang Việt Nam đang phụ thuộc vào nguồn cung ứng từ Trung Quốc, cả về nguyên phụ liệu tới gia công sản xuất. Trong khi đó, về quy luật thì nếu ngành thời trang phát triển, ngành may mặc - da giày cũng sẽ phát triển theo. Vì thế, nếu ngành thời trang Việt Nam được đầu tư đúng mức, tôi tin rằng, ngành may mặc - da giày cũng sẽ được thử thách, đào luyện để phát triển theo hướng hiện đại, bền vững.  

Giovanni - Cầu nối tạo ra thị trường   thời trang năng động, hội nhập thế giới - 16
Giovanni - Cầu nối tạo ra thị trường   thời trang năng động, hội nhập thế giới - 18

Kinh tế thế giới đang gặp nhiều bất ổn khó lường như lạm phát, thiếu hụt năng lượng, khủng hoảng tại châu Âu. Tuy đại dịch Covid-19 đã không còn khủng khiếp như giai đoạn năm 2020, 2021 nhưng nhân loại vẫn không khỏi lo lắng, cảnh giác. Tình hình các đơn hàng của ngành may mặc - da giày Việt Nam đều được tổng kết và dự báo sẽ tăng trưởng vượt bậc là một tín hiệu đáng mừng bởi nhu cầu thời trang của các thị trường quốc tế đang cho thấy sự tăng trưởng. 

Trung Quốc là một công xưởng khổng lồ của thế giới về ngành dệt may - da giày. Những gì xảy ra ở Trung Quốc đều ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, sau hai năm đại dịch Covid-19 và cho đến nay với chính sách "Zero-Covid", chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là ngành may mặc - da giày đều có những xáo trộn, thậm chí là "đứt, gãy". Đây chính là cơ hội cho những quốc gia lân bang của Trung Quốc, mà Việt Nam nằm ở vị trí thuận tiện nhất cho hoạt động di chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu của các thương hiệu vốn phụ thuộc vào những công xưởng ở vùng Đông Á.

Giovanni - Cầu nối tạo ra thị trường   thời trang năng động, hội nhập thế giới - 20

Viễn cảnh về ngành may mặc - da giày Việt Nam, theo tôi, rất có triển vọng. Trong ngắn hạn, chúng ta có thể tiếp tục tăng cường những đơn hàng gia công, xuất khẩu nhưng dài hạn, Việt Nam cần hướng tới việc hiện đại hóa chuỗi cung ứng để có thể tiếp nhận nhiều hơn những đơn hàng có giá trị cao về chất lượng, ở phân khúc cao cấp. Mô hình đầu tư xưởng gia công hiện đại, chuyên làm sản phẩm cao cấp đang ngày càng nhiều. Thậm chí có những thương hiệu thời trang quốc tế đã đặt hẳn đơn vị nghiên cứu & phát triển (R&D) tại Việt Nam, đủ để thấy sự thay đổi rõ nét trong xu hướng phát triển của ngành dệt may - da giày. 

Tôi cho rằng, với đà tăng trưởng và phát triển như hiện nay, ngành dệt may - da giày Việt Nam sẽ sớm thay đổi theo mô hình hiện đại - bền vững để cung ứng những sản phẩm ở phân khúc cao cấp trong chuỗi giá trị toàn cầu, thay vì chỉ làm những đơn hàng bình dân có số lượng lớn.

Giovanni - Cầu nối tạo ra thị trường   thời trang năng động, hội nhập thế giới - 21
Giovanni - Cầu nối tạo ra thị trường   thời trang năng động, hội nhập thế giới - 23
Giovanni - Cầu nối tạo ra thị trường   thời trang năng động, hội nhập thế giới - 25

Ngành thời trang đúng nghĩa là một ngành nghệ thuật, sáng tạo mà tác phẩm là những bộ trang phục. Thị trường thời trang Việt Nam khởi sắc trong khoảng 15 năm trở lại đây với sự góp mặt của nhiều thương hiệu thời trang Việt Nam và phải kể đến sự xâm lấn mạnh mẽ từ những thương hiệu thời trang quốc tế với mẫu mã vượt trội và mức giá vô cùng cạnh tranh ở phân khúc bình dân, đại chúng. Chúng ta cũng hình thành nhiều nhà mốt của các nhà thiết kế trẻ (khác với mô hình nhà may cổ điển). Họ là những người trẻ tuổi, được đi du học về thiết kế tạo mốt bài bản từ Pháp, Italy, Vương quốc Anh, Mỹ… và trở về xây dựng thương hiệu của riêng mình. Họ mạnh về sáng tạo nhưng đang học hỏi rất nhiều về sản xuất, quản trị chuỗi cung ứng. Nhưng đây chính là nhân tố tích cực cho tương lai phát triển của ngành thời trang Việt Nam.

Giovanni - Cầu nối tạo ra thị trường   thời trang năng động, hội nhập thế giới - 27

Ngành thời trang Việt Nam muốn phát triển sẽ cần sự đầu tư từ Chính phủ và các Bộ, ngành. Tôi nghĩ rằng, ngành thời trang Việt Nam cần được quy hoạch bài bản, đưa vào chiến lược, kế hoạch phát triển như một ngành kinh tế đúng nghĩa. Những thương hiệu trong ngành thời trang Việt Nam, từ bình dân đến cao cấp cần được hỗ trợ, bảo vệ bởi các cơ quan hữu trách, để người Việt từ chỗ ưu tiên dùng hàng Việt tới chỗ người Việt tự hào dùng hàng Việt, thậm chí là người Việt kiêu hãnh dùng hàng Việt. Và để làm được điều đó, Việt Nam cần các thương hiệu cao cấp để đi đầu, dẫn dắt thị trường về những tiêu chuẩn sản phẩm, thiết kế. Nó giống như cánh chim đầu đàn của ngành vậy. Chỉ cần một vài thương hiệu thời trang Việt Nam ở phân khúc cao cấp, cận xa xỉ, xa xỉ được đầu tư, bảo vệ đúng mức cho phát triển, tự khắc cả ngành thời trang sẽ điều chỉnh để tự hoàn thiện mà vươn lên. 

Giovanni - Cầu nối tạo ra thị trường   thời trang năng động, hội nhập thế giới - 29
Giovanni - Cầu nối tạo ra thị trường   thời trang năng động, hội nhập thế giới - 31

Với Giovanni, chúng tôi tự thấy vai trò "cầu nối" của thương hiệu giữa ngành thời trang và ngành may mặc.

Khác với những công ty may mặc vốn tập trung năng lực sản xuất khổng lồ từ 20 năm trước và gần đây mới tham gia vào thị trường thời trang, Giovanni là thương hiệu xây dựng giá trị thương mại với mẫu mã, sản phẩm cao cấp từ Thái Lan, Bồ Đào Nha, Italy… từ 17 năm về trước. Trong giai đoạn gần đây, chúng tôi đã hoàn thiện dây chuyền sản xuất hiện đại, chuyên sản xuất sản phẩm cao cấp, có giá trị cao. Giovanni giúp cho ngành dệt may Việt Nam nâng cao giá trị đóng góp về chất lượng sản phẩm, đây cũng là một minh chứng cho thấy Việt Nam hoàn toàn có khả năng làm ra những sản phẩm cao cấp, tinh xảo không thua kém bất cứ hãng hàng hiệu nào trên thế giới.

Với sự hợp tác, song hành cùng những nhà thiết kế, studio sáng tạo hàng đầu thế giới, Giovanni tạo ra những sản phẩm thời trang, sản phẩm truyền thông tương xứng với các hãng toàn cầu. Thương hiệu đang giúp nâng tầm sự cầu kỳ, khắt khe của người tiêu dùng Việt Nam lên những tiêu chuẩn mới, tiến gần hơn với những chuẩn mực của thế giới. Và từ đó, tôi tin rằng, ngành dệt may và ngành thời trang của Việt Nam cũng sẽ chia sẻ những kết quả mà Giovanni tiên phong mang lại từ 17 năm nay, cũng như cùng Giovanni tạo ra một thị trường năng động và hội nhập cùng thế giới.

Giovanni - Cầu nối tạo ra thị trường   thời trang năng động, hội nhập thế giới - 33