1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Giới kiến trúc sư Việt bước vào cuộc cân não mới

Vừa là xu thế, vừa là thú chơi đẳng cấp, nhưng kiến trúc xanh trong các dự án cao cấp rõ ràng không phải bài toán ‘dễ nhằn’ với cả giới kiến trúc sư Việt lẫn các đại gia bất động sản vốn không ngại ngần trước những cuộc đua tiền tỷ.

Đẳng cấp gọi tên

Loạt công trình đạt giải thưởng quốc tế của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, mà mới đây nhất là Nhà Bình Thạnh - công trình của năm do tạp chí kiến trúc uy tín ArchDaily bình chọn, đã đưa kiến trúc xanh trở thành tiêu điểm truyền thông thời gian qua.

Công trình của năm do KTS Võ Trọng Nghĩa thiết kế
Công trình của năm" do KTS Võ Trọng Nghĩa thiết kế

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
Tuy nhiên, trên thực tế, một đẳng cấp mang tên “Xanh" đã sớm hình thành, gắn với tên tuổi các đại gia “chịu chơi" và “biết chơi" của ngành bất động sản. Với những dự án này, “xanh" không chỉ là giá trị cộng thêm, mà đã trở thành một thứ thương hiệu.

Ecopark - một trong những khu đô thị xanh lớn nhất miền Bắc đã được giải thưởng BĐS Đông Nam Á dành cho Dự án phát triển xanh năm 2013. Khu đô thị Đặng Xá và Mulberry Lane cũng là những dự án có kiến trúc xanh được Hội Kiến trúc sư Việt Nam công nhận.

Một trong những dự án đi đầu trong việc lấy triết lý xanh làm nền tảng phát triển, dự án Xanh Villas (Thạch Thất, Hà Nội) do BĐS Xuân Cầu làm chủ đầu tư thể hiện sự đầu tư nghiêm túc, bài bản khi dành 26% tổng diện tích đất dự án cho không gian xanh.

Quy hoạch đậm chất Xanh Villas
Quy hoạch đậm chất Xanh Villas

"Muốn xanh vỏ, phải đỏ lòng"

Các chuyên gia Việt Nam và nước ngoài đều nhận định, với việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược tăng trưởng xanh, kiến trúc xanh chính là tương lai của quy hoạch đô thị hiện đại hướng tới xây dựng nền kinh tế xanh.

Tuy nhiên, không chỉ với các nhà hoạch định, mà với ngay các chủ đầu tư, câu chuyện “xanh hóa" không hề đơn giản.

Điều đáng nói đầu tiên là chi phí đầu tư ban đầu không phải trở ngại duy nhất. Theo PGS.TS Nguyễn Tố Lăng (ĐH Kiến trúc Hà Nội), việc phát triển kiến trúc xanh ở Việt Nam hiện gặp nhiều thách thức bởi chưa có hệ thống hành lang pháp lý ràng buộc, cũng chưa xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá công trình xanh tiêu chuẩn như nhiều nước khác trên thế giới, nên chủ yếu phụ thuộc vào ý thức riêng của các nhà tư vấn, chủ đầu tư, chủ dự án. Chưa kể đến một số trường hợp dự án mượn mác “xanh” để trục lợi từ các chính sách ưu đãi hoặc nói quá lên về việc ứng dụng công nghệ mới nhằm đánh bóng tên tuổi.

Bên cạnh đó, năng lực và kinh nghiệm cũng là thách thức không nhỏ. Hơn 10 năm phát triển khái niệm “tiếp thị cảnh quan” (landscape marketing), Kiến trúc sư Lê Tuấn Long, Giám đốc Công ty CP Kiến trúc Phong cảnh Việt Nam (Eden Landscape) cho biết, kể từ khủng khoảng năm 2008, quỹ đất dành cho xây dựng cảnh quan hiện đã tăng đáng kể, tuy nhiên, không phải dự án nào cũng tìm được sự đồng bộ trong ý tưởng và đồng điệu trong cảm xúc đủ để thuyết phục người mua. Bản thân ông và đồng nghiệp từng gặp không ít thách thức khi lên phương án cảnh quan cho các dự án xanh quy mô lớn như khu biệt thự Xanh Villas (Thạch Thất, Hà Nội) hay khu đô thị Sparks của tập đoàn Nam Cường, với độ phủ xanh chiếm tới 25-30% diện tích.

Dòng suối tự nhiên được nắn thành long mạch - ý tưởng độc đáo của Eden Landscape
Dòng suối tự nhiên được nắn thành "long mạch" - ý tưởng độc đáo của Eden Landscape

Điển hình như trường hợp Xanh Villas, chủ đầu tư đã đưa ra bài toán khó khi yêu cầu đơn vị thiết kế phải nương trên vẻ đẹp tự nhiên sẵn có. Qua quá trình khảo sát, nhận thấy dòng suối tự nhiên khoáng đạt chính là mạch nguồn cảm xúc trời cho, hai bên đã đi đến quyết định đột phá: Nắn dòng suối từ chân núi chảy vào giữa thung lũng, tạo thành trục cảnh quan - “long mạch" của toàn khu dự án. Trên dòng suối thiết kế hệ thống hồ đập liên hoàn kiểu bậc thang tích nước vào mùa khô và giảm lũ vào mùa mưa, đồng thời tạo ra trục không gian công cộng hiện đại, thoáng đãng. Đồi cọ trung du và bản giao hưởng đá cuội là những điểm xuyết hoàn thiện cho một tổng thể hài hòa, gắn quyện với thiên nhiên.

Với một kiến trúc sư mà nói, để có được một công trình xanh ưng ý như vậy, không chỉ cần đến những ý tưởng táo bạo, mà còn phải cảm ơn rất nhiều sự ưu ái của tự nhiên.

Không giống như những trào lưu thuần túy chạy theo lợi nhuận sớm nở tối tàn, kiến trúc xanh là xu hướng có giá trị bền vững, và vượt qua thách thức để đạt tới đẳng cấp đích thực của trải nghiệm xanh chính là cách giới kiến trúc sư và các chủ đầu tư ghi tên mình vào bản đồ kiến tạo phong cách sống tương lai ngay ở thì hiện tại.

Ninh Toàn

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm