Giải pháp tăng lợi thế cạnh tranh của đồ gỗ Việt

(Dân trí) - Chỉ chiếm 20% phân khúc cao cấp, nội thất Việt đang vấp phải vấn đề cạnh tranh rất lớn với nội thất nhập khẩu. Các làng nghề đang thực sự cần một giải pháp nâng giá trị sản phẩm để chiếm lĩnh 80% thị phần còn lại.

Nội thất cao cấp của các biệt thự, chung cư cao cấp, resort, khách sạn 5 sao và xuất khẩu là một phân khúc rất hấp dẫn của thị trường. Tuy nhiên, theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), năm 2018, thị trường đồ gỗ nội thất cao cấp trong nước trị giá khoảng 2,5 tỷ USD với 80% nhập từ châu Âu và sản xuất nội địa chỉ chiếm 20%. Con số này chưa tương xứng với tiềm năng hiện tại của 300 làng nghề mộc truyền thống của Việt Nam. 

Các chuyên gia nhận định có hai nguyên nhân chính dẫn tới sự thiếu tính cạnh tranh của nội thất Việt. Thứ nhất, các đơn vị chế biến gỗ hiện nay trên cả nước chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa, lại tập trung dưới hình thức kinh doanh hộ gia đình là chính. Vì vậy các sản phẩm gỗ trang trí khi đưa ra thị trường có chất lượng không đồng đều, mẫu mã hạn chế.

Nguyên nhân thứ hai do chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được về mặt thẩm mỹ cũng như thân thiện với môi trường, những tiêu chuẩn khắt khe của dòng nội thất cao cấp. Chỉ số các chất độc hại như Thủy ngân, Cadmium, Asen, Chì… trên các bề mặt gỗ trang trí thường vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn chất lượng, kém an toàn cho người sử dụng. Điều này khiến cho các sản phẩm nội địa khó vượt qua vòng kiểm định.

Để tăng lợi thế cạnh tranh với các thương hiệu quốc tế, nội thất Việt buộc phải có những giải pháp cải thiện tình hình. Mới đây, Hội thảo “Sơn gỗ cao cấp G8 Platinum - Xu hướng, Giải pháp & Ứng dụng - Trao giải pháp - Tạo giá trị” vừa được tổ chức tại Thạch Thất, Hà Nội ngày 11/5/2019 đã bàn tới giải pháp sơn phủ tối ưu nâng giá trị cho đồ gỗ.

Tại hội thảo lần này, đại điện cho công ty chuyên nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm sơn phủ bề mặt cho gỗ G8 với kinh nghiệm 10 năm trên thị trường, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sao Việt Nam, Nguyễn Văn Chung đã chia sẻ một giải pháp sơn phủ mới giúp nâng cao giá trị đồ gỗ, tăng tính cạnh tranh cho nội thất Việt. Đó chính là sản phẩm sơn gỗ cao cấp G8 Platinum với những tính năng được đánh giá là ưu việt nhất trên thị trường hiện nay. Sơn gỗ cao cấp G8 Platinum được trải qua quá trình kiểm định khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, tính thẩm mỹ bề mặt và các chỉ số an toàn cho sức khỏe thợ sơn, người sử dụng, thân thiện với môi trường.

Giải pháp tăng lợi thế cạnh tranh của đồ gỗ Việt - 1
Tổng Giám đốc Công ty CP Sao Việt Nam Nguyễn Văn Chung chia sẻ về giải pháp nâng giá trị nội thất bằng sơn gỗ cao cấp G8 Platinum tại hội thảo.

Được sản xuất theo công nghệ hiện đại nhập khẩu Châu Âu, G8 Platinum tạo lớp phủ hoàn thiện từ phôi tới bề mặt sản phẩm gỗ với các đặc điểm vượt trội: độ phủ cao, độ chai cứng cao, lấp ghim gỗ nhanh, đàn hồi tốt, kháng hóa chất… Qua hội thảo, bộ sản phẩm G8 Platinum mang tính giải pháp chiến lược được giới thiệu tới làng nghề Thạch Thất lần này gồm: bả lau 28P tạo màu, lấp ghim nhanh; lót trắng đa năng, giải pháp bền màu gỗ, sơn ngoài trời tiêu chuẩn.

Gần 500 nhà phân phối, đại lý, chủ xưởng mộc và các thợ sơn gỗ tới từ nhiều vùng miền trong cả nước như Vĩnh Phúc, Hải Dương, Thái Bình, Nghệ An... đặc biệt là từ các xưởng của Thạch Thất, một làng nghề gỗ lớn nhất Việt Nam đã được tiếp cận với bộ sản phẩm G8 Platinum tại hội thảo lần này.

Giải pháp tăng lợi thế cạnh tranh của đồ gỗ Việt - 2
Toàn cảnh Hội thảo “Sơn gỗ cao cấp G8 Platinum - Xu hướng, Giải pháp & Ứng dụng - Trao giải pháp - Tạo giá trị”

Tuy nhiên không chỉ cần một sản phẩm giá trị, đội ngũ thợ sơn chính là những người quyết định tới chất lượng đồ gỗ thành phẩm. Nhân dịp hội thảo, ban tổ chức cũng quyết định thành lập CLB Thợ sơn Gỗ G8. Với slogan “Đồng hành cùng phát triển”, đây là một câu lạc bộ chính thức dành cho thợ sơn gỗ trên mọi miền đất nước có thể giao lưu, kết nối nâng cao tay nghề, cũng như hỗ trợ nhau trong cuộc sống.

Tiếp nối sự kiện này, thời gian tới, một loạt các hội thảo trao giải pháp cho nội thất Việt sẽ được tổ chức tại: Sơn Tây (Hà Nội), Hải Dương, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình… để giúp các làng nghề tăng tính cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường nội thất cao cấp.