Gia Lai: Sợ giá tăng, người dân rủ nhau đi sắm Tết sớm
(Dân trí) - Để tránh khả năng giá cả có thể tăng cao trong những ngày cận kề Tết Nguyên đán, nhiều người dân Gia Lai đã rục rịch đi sắm Tết dù vẫn còn hơn nửa tháng nữa.
Những ngày qua, nhiều người dân ở khắp các huyện, thị tỉnh Gia Lai đã nườm nượp “đổ” về khu Trung tâm thương mại TP. Pleiku (còn gọi là chợ Lớn) để sắm Tết, khiến cổng ra vào phía đông luôn nghẹt cứng người. Các mặt hàng được bà con nơi đây mua sớm để chuẩn bị cho ngày Tết Nguyên đán chủ yếu là bánh keo, mứt, hạt dưa, quần áo...
Tại các quầy hàng bán bánh kẹo, thứ thu hút nhu cầu của khách hàng nhất là các mặt hàng bán theo cân với đủ loại từ kẹo bắp, kẹo gừng, bánh quy, hạt dưa…
Không chỉ vì sợ giá cả những ngày cận Tết có khả năng tăng cao, mà việc đi chợ vào những ngày cận Tết cũng khiến nhiều người mệt nhọc khi phải chen chúc giữa dòng người chật ních, và bất an khi nạn móc túi hoành hành.
“Cái gì mua trước được thì mình mua sớm cho nó khỏe, chỉ có cái gì không để được lâu thì mới phải mua muộn tí thôi. Chứ cứ như mọi năm, ai ai cũng để cận kề Tết rồi mới đi mua đồ, khiến cho chợ đông nghịt, chen chúc nhau nên dễ bị mất đồ. Nên năm nay, tôi tính bây giờ đang rảnh, đi mua sớm là thích hợp nhất, giá cả còn đang phải chăng, chứ vài ngày nữa người ở khắp nơi về đây mua sắm, vừa phức tạp, giá lại tăng cao”, chị Đoàn Thị Lan đến từ xã Trang, huyện Đắk Đoa, Gia Lai cho biết.
Chị Thương, chủ một cửa hàng thời trang tại chợ Lớn cho biết, năm nào cũng vậy, cứ 2 tháng cuối năm là chị lại mang quần áo dưới TPHCM lên chợ Lớn bán cho người tiêu dùng ở Gia Lai. Chỉ hơn 1 tháng nay mỗi ngày ít nhất chị cũng bán được vài chục bộ quần áo.
Sợ giá ngày Tết, nhiều gia đình đã tranh thủ đi mua những mặt hàng để được lâu nhằm tránh khả năng giá tăng cao.
Tại các quầy hàng bán bánh kẹo, thứ thu hút nhu cầu của khách hàng nhất là các mặt hàng bán theo cân với đủ loại từ kẹo bắp, kẹo gừng, bánh quy, hạt dưa…
Các loại bánh, kẹo bán theo dạng cân được nhiều khách hàng lựa chọn nhất khi đến chợ Lớn.
Theo một số người bán hàng ở đây cho biết, các loại bánh, kẹo phục vụ cho ngày Tết mới được họ nhập về cách đây chừng nửa tháng. Vì vậy giá cả vẫn đang khá ổn định, chưa cao hơn năm trước là bao. “Bằng thời gian này của năm trước thì chợ vẫn đang khá tĩnh lặng, hầu như chưa có khách đến mua. Nhưng năm nay, hơn 10 ngày qua, khách đến mua ngày càng đông. Thời điểm hiện tại, chúng tôi vẫn bán bằng giá ngày thường chưa có tăng lên, như hạt dưa vẫn 70 nghìn đồng/kg, kẹo bắp 40 nghìn đồng/kg… Có lẽ do năm ngoái các loại mặt hàng này những ngày gần Tết “cháy” nên năm nay bà con đi mua sớm”, một chị bán hàng cho hay.
Thời trang luôn là nơi "hút" các chị em phụ nữ tới mua
Anh Đặng Văn Trung, đến từ huyện Mang Yang cho biết, do giá cả trên địa bàn huyện có cao hơn ở chợ Lớn của tỉnh, lại những ngày cận Tết “cháy” hàng, giá tăng cao nên năm nay gia đình anh đi mua bánh, kẹo trước cho chắc ăn. “Bánh, kẹo mình mua có thể để được cả tháng mà không sợ hư, chính vì vậy, giá cả bây giờ vẫn chưa tăng nhiều nên chúng tôi đi mua sớm cho chắc. Rút kinh nghiệm từ năm ngoái, cứ để ngoài 20 Tết mới đi mua, giá cả tăng ghê quá, nên năm nay gia đình tôi quyết định cái gì để được lâu thì cứ mua sớm một chút rồi về nhà cất là tốt nhất, như năm ngoái, bánh kẹo, rượu bia… đều tăng. Đi chợ sắm Tết mà chúng tôi chóng hết cả mặt vì giá tăng”, anh Trung chia sẻ.
Hàng quần áo, giày dép lúc nào cũng hút khách tới mua.
Không chỉ vì sợ giá cả những ngày cận Tết có khả năng tăng cao, mà việc đi chợ vào những ngày cận Tết cũng khiến nhiều người mệt nhọc khi phải chen chúc giữa dòng người chật ních, và bất an khi nạn móc túi hoành hành.
Tất bật làm mứt gừng cho ngày Tết ngay tại chợ.
“Cái gì mua trước được thì mình mua sớm cho nó khỏe, chỉ có cái gì không để được lâu thì mới phải mua muộn tí thôi. Chứ cứ như mọi năm, ai ai cũng để cận kề Tết rồi mới đi mua đồ, khiến cho chợ đông nghịt, chen chúc nhau nên dễ bị mất đồ. Nên năm nay, tôi tính bây giờ đang rảnh, đi mua sớm là thích hợp nhất, giá cả còn đang phải chăng, chứ vài ngày nữa người ở khắp nơi về đây mua sắm, vừa phức tạp, giá lại tăng cao”, chị Đoàn Thị Lan đến từ xã Trang, huyện Đắk Đoa, Gia Lai cho biết.
Hơn nửa tháng nữa mới đến Tết nhưng dòng người "đổ" về chợ Lớn để mua sắm đã đông nghẹt như thế này.
Hút khách nhất phải nói đến là các quầy hàng bán quần áo, giày dép luôn đông nghịt chị em phụ nữ tới mua. Đặc biệt là những quầy hàng ven chợ với đủ “khẩu hiệu” giảm giá, chỉ cần có trong tay từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng là có thể “tậu” cho mình bộ đồ thật ưng ý để du xuân.
“Còn hơn nửa tháng nữa mới đến Tết mà chợ đã đông như thế này rồi, chứ vài ngày nữa chắc không còn chỗ chen. Vì vậy, tôi và mấy chị em mình ở dưới huyện đến đây mua sắm sớm một chút, quần áo ở đây nhiều nên rẻ hơn chợ huyện của chúng tôi. Mình mua mặc chủ yếu vài ngày Tết cho có không khí, còn ngày thường mặc như thế nào cũng được, mua bây giờ về giặt cất đến Tết mặc là vừa”, chị Trinh, đến từ huyện Chư Păh bộc bạch.
Chị Thương, chủ một cửa hàng thời trang tại chợ Lớn cho biết, năm nào cũng vậy, cứ 2 tháng cuối năm là chị lại mang quần áo dưới TPHCM lên chợ Lớn bán cho người tiêu dùng ở Gia Lai. Chỉ hơn 1 tháng nay mỗi ngày ít nhất chị cũng bán được vài chục bộ quần áo.
Thiên Thư