Giá dầu mỏ thế giới bất ngờ tăng mạnh

Sau chuỗi ngày giảm liên tiếp, giá dầu mỏ thế giới đã bất ngờ tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 19/12 bất chấp tâm lý lo ngại "cung vượt cầu" và tốc độ tăng trưởng kinh tế yếu ở một số nước châu Âu và Trung Quốc làm giảm nhu cầu sử dụng dầu thô.

Tại thị trường New York (Mỹ), giá dầu thô West Texas Intermediate (WTI) giao tháng 1/2015 tăng 2,41 USD lên 56,52 USD/thùng, chấm dứt đà lao dốc đưa giá của mặt hàng chiến lược này xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2009. Trong khi đó, tại London (Anh), giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 2/2015 cũng tăng 2,11 USD, lên 61,38 USD/thùng.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 

* Uber trong “cuộc chiến” pháp lý tại Việt Nam: Đối đầu hay nhượng bộ?

* Triệt phá các cơ sở hô biến thịt trâu thành thịt bò

* Người đàn ông làm bố từ thuở 13, có 15 đứa con, 3 bà vợ

* Giá vàng SJC lại cao hơn thế giới 4,4 triệu đồng/lượng

* Nộp thuế kiểu mới: Người giàu có lợi

Giới phân tích cho rằng việc giá dầu tăng trở lại một phần do thị trường tự tái cân bằng nhưng những biến động giá có thể sẽ còn kéo dài ít nhất đến hết năm nay do Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) không có kế hoạch cắt giảm sản lượng ngay cả khi giá dầu xuống tới mức 40 USD/thùng.

Saudi Arabia, thành viên chủ chốt của OPEC, cũng khẳng định sẽ không cắt giảm sản lượng vì không muốn để mất thị phần cho các quốc gia khác. Trong khi đó, quốc gia có sản lượng dầu thô lớn nhất thế giới là Nga cũng khẳng định sẽ tiếp tục duy trì sản lượng ở mức 10,6 triệu thùng trong năm 2015.

Liên quan đến việc đồng ruble Nga mất giá mạnh trong những tuần qua, người dân Belarus ngày 19/12 đã đổ xô đi chuyển đổi tiền tiết kiệm sang USD và euro do lo ngại đồng nội tệ ruble của nước này cũng mất giá theo đồng ruble của Nga.

Việc người dân Belarus ồ ạt rút tiền buộc Ngân hàng trung ương nước này phải áp dụng mức thuế “tạm thời" 30% đối với tất cả các hoạt động thu gom ngoại tệ, đồng thời yêu cầu tất cả các công ty xuất khẩu đổi một nửa doanh thu thành đồng nội tệ.

Theo thông báo ngày 19/12 của Ngân hàng trung ương Belarus, lãi suất đã được nâng lên để khuyến khích người dân giữ tiền trong ngân hàng.

Belarus không "neo" tỷ giá đồng nội tệ với đồng Ruble của Nga nhưng nền kinh tế lại phụ thuộc chặt chẽ vào nước láng giềng khổng lồ. Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko thừa nhận rằng nền kinh tế Belarus đang chịu ảnh hưởng nặng nề, bởi 42% hàng xuất khẩu của Belarus có địa chỉ đến là tại Nga.

Từ đầu năm đến nay, đồng ruble Nga đã mất một nửa giá trị bắt nguồn từ tình trạng giá dầu sụt giảm và Moskva bị phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt.

Theo TTXVN/Tin tức

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”