Economist: "Ngân hàng Việt Nam - con hổ bị thuần phục"
(Dân trí) - Chỉ ra những bất ổn tại hệ thống ngân hàng Việt Nam: tỷ lệ nợ xấu cao, không rõ ràng, tính minh bạch thấp, tình trạng sở hữu chồng chéo... Economist cho rằng, để khắc phục, Việt Nam không còn cách nào khác ngoài chấp nhận đau đớn.
Tại một bài viết tựa đề "Ngân hàng Việt Nam, con hổ đã được thuần phục", Tạp chí Economist đã cho thấy một số góc nhìn, đánh giá về hệ thống ngân hàng cũng như kinh tế Việt Nam.
Hàng loạt sếp ngân hàng bị bắt giữ
Theo Economist, vụ việc bắt giữ các ông chủ nhà băng là điều không còn xa lạ, và ở Việt Nam, điều tương tự cũng đã xảy ra. Tờ tạp chí dẫn sự kiện gần nhất, vào ngày 23/1/2013 vừa rồi, Chính phủ chính thức thông báo vụ bắt giữ ông Phạm Thanh Tân, nguyên Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), ngân hàng có quy mô lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.
Đây là vụ bắt giữ thứ năm đối với lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng hàng, bốn trường hợp trước bị cáo buộc tham ô, số tiền tham nhũng lên tới khoảng 7 triệu USD.
Trước đó, vào hồi tháng 8/2012, vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên,Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng Á Châu (ACB) và ông Lý Xuân Hải, nguyên Tổng Giám đốc ngân hàng này đã dẫn đến sụt giảm nghiêm trọng trên thị trường chứng khoán cũng như tác động tiêu tực tới hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hàng loạt nhà đầu tư mất bình tĩnh và ồ ạt thoái vốn, tháo chạy khỏi chứng khoán đồng thời xuất hiện hoạt động rút tiền hàng loạt tại một số nhà băng.
Đến 6 tháng sau, thị trường hầu như không phản ứng với vụ việc ông Tân bị bắt. Economist cho rằng, đến lúc này thì các nhà đầu tư đã trở nên quen với những tin xấu từ ngành ngân hàng và do đó họ bỏ qua điều đó.
Tờ tạp chí nhắc lại, 5 năm trước, Việt Nam từng là “con hổ hấp dẫn nhất” trong những con hổ châu Á. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng đã chậm lại. Các khoản nợ xấu của khối doanh nghiệp nhà nước, cùng với sự bùng nổ bong bóng bất động sản đã đẩy những ngân hàng yếu kém hoạt động không minh bạch rơi vào một mớ những hỗn độn, bất ổn.
Nhiều ngân hàng đã gặp rắc rối do hoạt động cho vay thiếu thận trọng trong thời kỳ kinh tế thuận lợi. Hậu quả là nhiều lãnh đạo ngân hàng bị bắt giữ vì quản lý yếu kém, tham nhũng - trong trường hợp của ông Tân, ông này bị buộc tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Mù mờ tình hình nợ xấu
Ngoài những khó khăn diễn ra trong lĩnh vực ngân hàng, chính sách thắt chặt tín dụng cũng đã đẩy số doanh nghiệp phá sản trong hơn 2 năm qua lên con số kỷ lục. Như Jonathan Pincus, một nhà kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh, lập luận rằng, cuộc khủng hoảng ngân hàng "sẽ kiềm chế sự tăng trưởng Việt Nam trong một thời gian dài, trừ khi những vấn đề tồn đọng của lĩnh vực này được giải quyết”.
Economist ghi nhận, sau nhiều năm nỗ lực nhằm giảm bớt nợ xấu, Chính phủ Việt Nam ít nhất đã thừa nhận tính nghiêm trọng của tình hình. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) năm ngoái đã nâng ước tính quy mô nợ xấu của các ngân hàng lên mức 8,8% tổng dư nợ, mức cao nhất tại Đông Nam Á.
Tuy nhiên, trước tình trạng không minh bạch tại nhiều doanh nghiệp Việt Nam, nhiều nhà phân tích cho rằng, con số nợ xấu thực tế có thể gấp đôi công bố. Ngân hàng Standard Chartered còn ước tính, con số này phải lên tới 15-20%.
Hiện, NHNN đang cố gắng để thu hẹp quy mô hệ thống. Trong đó, 9 ngân hàng yếu kém đã được khuyến khích sáp nhập tự nguyện, sáp nhập vào các ngân hàng lớn, có ngân hàng trong số này đã biến mất khỏi thị trường. Việc củng cố lại hệ thống là điều cần thiết, và hiện vẫn còn khoảng 40 ngân hàng địa phương trên thị trường hiện tại. Nhiều người cho rằng, con số này nên được rút xuống còn khoảng 25 tổ chức tín dụng.
Cũng theo Economist, NHNN hiện đang mở dần "room" ngoại tại các ngân hàng uy tín của Việt Nam. Quan đó, đã có một số thành công nhất định, chẳng hạn như thu hút dòng vốn đầu tư từ Nhật Bản.
Hiện Nhật Bản đang tận dụng lợi thế đồng Yên mạnh để mua và đa dạng hóa các tài sản của mình ở châu Á với giá rẻ. Ngày 27/12/2012, Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ đã tuyên bố mua 20% cổ phần tại VietinBank với mức giá khoảng 743 triệu USD. Trước đó, Mizuho cũng đã mua 15% cổ phần tại Vietcombank, với 567 triệu USD vào tháng 9/2011.
Để khuyến khích nhiều hơn nhữa những thương vụ tương tự, cơ quan điều hành tiền tệ của Việt Nam đã đệ trình một dự thảo Nghị định lên Chính phủ nhằm cho phép các nhà đầu tư nước ngoài trong những trường hợp nhất định có thể tăng sở hữu từ 20% hiện nay lên tới 30% vốn cổ phần tại các ngân hàng nội.
Tuy nhiên, theo Economist thì sự cẩn trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài vẫn là cần thiết trong bối cảnh hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện vẫn đang cần có một cuộc "đại tu". Theo đó, việc công bố thông tin cần phải minh bạch hơn, giảm sở hữu chéo đồng thời phải nâng hoạt động kế toán lên tiêu chuẩn quốc tế.
Ngoài ra, Đề án thiết lập một công ty quản lý tài sản, hay còn gọi là VAMC cũng đã được các chuyên gia đề cập. VAMC sẽ trực thuộc Chính phủ nhằm đảm trách xử lý toàn bộ số nợ xấu của các ngân hàng, hiện vẫn chưa thực sự rõ ràng về con số tuyệt đối.
Trong bài báo này, Economist đề cập đến mối băn khoăn lớn của nhiều người quan tâm hiện nay là , không rõ ai sẽ là người đứng ra thu mua những khoản nợ xấu đó.
Dẫn nhận định về tình hình bất ổn tại ngân hàng Việt Nam từ ông Phạm Hồng Hải (HSBC), Economist kết luận: "Để giải quyết vấn đề, không có cách nào khác ngoài việc phải chấp nhận đau đớn".
Nợ xấu kìm hãm sự phát triển của kinh tế Việt Nam.
Hàng loạt sếp ngân hàng bị bắt giữ
Theo Economist, vụ việc bắt giữ các ông chủ nhà băng là điều không còn xa lạ, và ở Việt Nam, điều tương tự cũng đã xảy ra. Tờ tạp chí dẫn sự kiện gần nhất, vào ngày 23/1/2013 vừa rồi, Chính phủ chính thức thông báo vụ bắt giữ ông Phạm Thanh Tân, nguyên Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), ngân hàng có quy mô lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.
Đây là vụ bắt giữ thứ năm đối với lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng hàng, bốn trường hợp trước bị cáo buộc tham ô, số tiền tham nhũng lên tới khoảng 7 triệu USD.
Trước đó, vào hồi tháng 8/2012, vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên,Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng Á Châu (ACB) và ông Lý Xuân Hải, nguyên Tổng Giám đốc ngân hàng này đã dẫn đến sụt giảm nghiêm trọng trên thị trường chứng khoán cũng như tác động tiêu tực tới hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hàng loạt nhà đầu tư mất bình tĩnh và ồ ạt thoái vốn, tháo chạy khỏi chứng khoán đồng thời xuất hiện hoạt động rút tiền hàng loạt tại một số nhà băng.
Đến 6 tháng sau, thị trường hầu như không phản ứng với vụ việc ông Tân bị bắt. Economist cho rằng, đến lúc này thì các nhà đầu tư đã trở nên quen với những tin xấu từ ngành ngân hàng và do đó họ bỏ qua điều đó.
Tờ tạp chí nhắc lại, 5 năm trước, Việt Nam từng là “con hổ hấp dẫn nhất” trong những con hổ châu Á. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng đã chậm lại. Các khoản nợ xấu của khối doanh nghiệp nhà nước, cùng với sự bùng nổ bong bóng bất động sản đã đẩy những ngân hàng yếu kém hoạt động không minh bạch rơi vào một mớ những hỗn độn, bất ổn.
Nhiều ngân hàng đã gặp rắc rối do hoạt động cho vay thiếu thận trọng trong thời kỳ kinh tế thuận lợi. Hậu quả là nhiều lãnh đạo ngân hàng bị bắt giữ vì quản lý yếu kém, tham nhũng - trong trường hợp của ông Tân, ông này bị buộc tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Mù mờ tình hình nợ xấu
Ngoài những khó khăn diễn ra trong lĩnh vực ngân hàng, chính sách thắt chặt tín dụng cũng đã đẩy số doanh nghiệp phá sản trong hơn 2 năm qua lên con số kỷ lục. Như Jonathan Pincus, một nhà kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh, lập luận rằng, cuộc khủng hoảng ngân hàng "sẽ kiềm chế sự tăng trưởng Việt Nam trong một thời gian dài, trừ khi những vấn đề tồn đọng của lĩnh vực này được giải quyết”.
Economist ghi nhận, sau nhiều năm nỗ lực nhằm giảm bớt nợ xấu, Chính phủ Việt Nam ít nhất đã thừa nhận tính nghiêm trọng của tình hình. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) năm ngoái đã nâng ước tính quy mô nợ xấu của các ngân hàng lên mức 8,8% tổng dư nợ, mức cao nhất tại Đông Nam Á.
Tuy nhiên, trước tình trạng không minh bạch tại nhiều doanh nghiệp Việt Nam, nhiều nhà phân tích cho rằng, con số nợ xấu thực tế có thể gấp đôi công bố. Ngân hàng Standard Chartered còn ước tính, con số này phải lên tới 15-20%.
Hiện, NHNN đang cố gắng để thu hẹp quy mô hệ thống. Trong đó, 9 ngân hàng yếu kém đã được khuyến khích sáp nhập tự nguyện, sáp nhập vào các ngân hàng lớn, có ngân hàng trong số này đã biến mất khỏi thị trường. Việc củng cố lại hệ thống là điều cần thiết, và hiện vẫn còn khoảng 40 ngân hàng địa phương trên thị trường hiện tại. Nhiều người cho rằng, con số này nên được rút xuống còn khoảng 25 tổ chức tín dụng.
Cũng theo Economist, NHNN hiện đang mở dần "room" ngoại tại các ngân hàng uy tín của Việt Nam. Quan đó, đã có một số thành công nhất định, chẳng hạn như thu hút dòng vốn đầu tư từ Nhật Bản.
Hiện Nhật Bản đang tận dụng lợi thế đồng Yên mạnh để mua và đa dạng hóa các tài sản của mình ở châu Á với giá rẻ. Ngày 27/12/2012, Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ đã tuyên bố mua 20% cổ phần tại VietinBank với mức giá khoảng 743 triệu USD. Trước đó, Mizuho cũng đã mua 15% cổ phần tại Vietcombank, với 567 triệu USD vào tháng 9/2011.
Để khuyến khích nhiều hơn nhữa những thương vụ tương tự, cơ quan điều hành tiền tệ của Việt Nam đã đệ trình một dự thảo Nghị định lên Chính phủ nhằm cho phép các nhà đầu tư nước ngoài trong những trường hợp nhất định có thể tăng sở hữu từ 20% hiện nay lên tới 30% vốn cổ phần tại các ngân hàng nội.
Tuy nhiên, theo Economist thì sự cẩn trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài vẫn là cần thiết trong bối cảnh hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện vẫn đang cần có một cuộc "đại tu". Theo đó, việc công bố thông tin cần phải minh bạch hơn, giảm sở hữu chéo đồng thời phải nâng hoạt động kế toán lên tiêu chuẩn quốc tế.
Ngoài ra, Đề án thiết lập một công ty quản lý tài sản, hay còn gọi là VAMC cũng đã được các chuyên gia đề cập. VAMC sẽ trực thuộc Chính phủ nhằm đảm trách xử lý toàn bộ số nợ xấu của các ngân hàng, hiện vẫn chưa thực sự rõ ràng về con số tuyệt đối.
Trong bài báo này, Economist đề cập đến mối băn khoăn lớn của nhiều người quan tâm hiện nay là , không rõ ai sẽ là người đứng ra thu mua những khoản nợ xấu đó.
Dẫn nhận định về tình hình bất ổn tại ngân hàng Việt Nam từ ông Phạm Hồng Hải (HSBC), Economist kết luận: "Để giải quyết vấn đề, không có cách nào khác ngoài việc phải chấp nhận đau đớn".
Bích Diệp