Hà Nội:

"Đút túi" 40 triệu đồng/ tháng từ… “trà chanh chém gió”

(Dân trí) - Du nhập từ Sài Gòn, trà chanh hay “trà chanh chém gió” mà dân teen Hà thành thường gọi đang là một ngón nghề kinh doanh hái ra tiền tại các con phố cổ của Hà Nội.

Chỉ mới đầu hè, nhưng tại các ngõ phố trà chanh nổi tiếng như Đào Duy Từ, Ngõ Nhà Thờ, Nhà Chung... đã tấp nập khách không khác gì các quán bia hơi giải khát là mấy.

Theo nhiều chủ quán, đây là nghề được xem là 1 vốn mà 4 lời bởi số tiền bỏ ra không lớn, tận dụng được vỉa hè các con phố cổ chật chội, là xu hướng vui chơi giải trí của giới trẻ Hà Thành.

Diện tích nhỏ những những quán trà chanh luôn đông khách
Diện tích nhỏ những những quán trà chanh luôn đông khách

Chị Thủy, chủ quán trà chanh trên phố Đào Duy Từ cho biết, quán mở cửa từ 8h sáng đến 2h đêm, ngày cao điểm nhất quán của chị bán được hơn 200 cốc, ngày ít cũng bán được 80 cốc, từ nhiều đến ít, trung bình bán được khoảng 140 cốc/ngày.

Phố trà chanh mọc như nấm ở các con phố cổ
"Phố trà chanh" mọc như nấm ở các con phố cổ

Với giá từ 10.000 - 15.000/cốc, một ngày chị có thể thu nhập từ 1,4 - 2,1 triệu/ngày, tháng có thể thu nhập từ 40 - 60 triệu đồng. Trừ 10 triệu tiền thuê nhà, chi phí đầu vào: chanh, trà, nước sôi, đá viên, có thể đút túi từ 25 - 40 triệu đồng/tháng.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên

Còn anh H, chủ 1 quán trà chanh tại Đào Duy Từ cho biết, trà chanh là thức uống của giới trẻ. Khách uống ở các thời điểm: trưa, chiều và tối, đêm. Có quán làm ăn lãi, thuê thêm nhiều cửa hàng khác, ngày nắng nóng  có thể bán đến 1000 cốc trà chanh. Tính nhẩm, ngày cũng có lãi từ 8 đến 10 triệu ngày, tháng đó có thể thu hàng trăm triệu đồng.

Theo một chủ quán trà chanh khác tại Đào Duy Từ, do lợi nhuận lớn nên trà chanh tại tuyến phố ngắn này mọc như nấm. Nhà nhà mở trà chanh, người người bán trà chanh nhưng vẫn đông khách. Có cửa hàng bỏ tiền thuê đứt cả mấy quán liền kề tạo thành tuyến phố trà chanh thu hút không chỉ giới trẻ Hà Thành mà còn cả khách du lịch nước ngoài.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên
10.000 đến 15.000 đồng/ cốc trà chanh, dịp cao điểm nắng nóng đây là lĩnh vực kinh doanh 1 vốn 4 lời

Tại ngõ Nhà Thờ, Nhà Chung gần Nhà Thờ lớn và bờ Hồ Hoàn Kiếm, hàng loạt quán Trà chanh vỉa hè đã vào mùa. Mặc dù mới sẩm tối đã có đông đảo "dân teen” đến đây thưởng thức thứ thức uống không lấy gì đặc biệt nhưng lại được giới trẻ yêu thích.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên
Quán trà chanh đan xen cùng với các thức uống, đồ ăn sang trọng khác ở các tuyến phố cổ. Giới trẻ và dân Hà Thành tấp nập đến những quán nước này vào ngày hè nắng nóng

Theo chị Trang, chủ quán Trà Chanh số 2 ngõ Nhà Thờ, trà chanh vào mùa kinh doanh tốt nhất là từ tháng 3 đến đầu đông, những tháng hè là cao điểm kinh doanh “hốt bạc” nhất. Ngày nắng nóng, ngoài trà chanh, quán còn bán kết hợp các thức uống hoa quả dầm, sấu, me và hoa quả tươi… Tuy nhiên, thức uống được yêu thích nhất vẫn là trà chanh.

Trang phục d
Trang phục dân dã, không gian chật hẹp và "tiện nghi" là những đặc điểm dễ nhận thấy của một quán trà chanh

Đa số quán trà chanh vỉa hè có không gian chật hẹp, có quán chỉ rộng chừng 5 m2, quán rộng nhất cũng chỉ 20 m2 nhưng luôn chật khách. Ghế nhựa, bàn nhựa thậm chí cốc cũng bằng nhựa nhưng không mấy ai bận tâm về “độ tiện nghi” của những quán nước thời @ này.

Theo bạn Thu Hằng, sinh viên Đại học Y Hà Nội: “Vào mùa hè, thời điểm cuối tuần rất đông bạn trẻ. Với họ, trà chanh là thú vui, nơi hẹn hò bạn thân để “buôn chuyện”, “chém gió” thay vì vào những quán café, thức ăn nhanh (fastfood) đầy đủ tiện nghi sang trọng…”

Diện tích các quán này rất nhỏ, thậm chí siêu nhỏ nhưng đem lại cho chủ quán siêu lợi nhuận
Diện tích các quán này rất nhỏ, thậm chí siêu nhỏ nhưng đem lại cho chủ quán siêu lợi nhuận

Nhiều bạn trẻ cho rằng, sở dĩ trà chanh thu hút giới trẻ chính là sự dân dã của nó. Quán nhỏ, gần vỉa hè lại được tự do cười nói “chém gió” đủ thứ chuyện trên trời dưới bể. Thậm chí nhiều cô gái trẻ cho biết, có thể mặc quần đùi, áo hai dây vào quán trà chanh mà không cảm thấy “ngại” hoặc ngượng so với vào quán cafe ven đường, cửa hàng ăn nơi có bàn ghế đầy đủ, máy lạnh điều hòa…

Nguyễn Tuyền
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”