“Đường bay vàng” sẽ tiết kiệm hàng trăm triệu USD

(Dân trí) - Sau nhiều lần ý tưởng bị bác bỏ, “đường bay vàng” - đường bay thẳng giữa Hà Nội – TP HCM đi qua không phận hai nước Lào và Campuchia đã được lãnh đạo Bộ GTVT tiếp nhận và được phía Campuchia đồng ý nghiên cứu triển khai trong thời gian tới.

Đây là tín hiệu mừng cho các chuyên gia cũng như các hãng hàng không khi tiết giảm được hàng trăm USD chi phí do bay vòng theo hình chữ S. Vậy tại sao “đường bay vàng” được mong mỏi đến vậy?

Ngày 21/8 Bộ trưởng GTVT đã có buổi làm việc với Phó thủ tướng Vương quốc Campuchia Sok An về xây dựng đường bay thẳng Hà Nội - Tp.HCM qua không phận Campuchia và giao cho các cơ quan liên quan nghiên cứu việc triển khai cụ thể.

“Đường bay vàng” sẽ tiết kiệm hàng trăm triệu USD

"Đường bay vàng" - đường bay thẳng giữa Hà Nội - TP HCM đã được tiếp nhận và nghiên cứu triển khai trong thời gian tới

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Lương nhân viên ngân hàng nào "bèo" nhất Việt Nam?

* “Đường bay vàng” sẽ tiết kiệm hàng trăm triệu USD

* Gas, xăng dầu giảm kiềm lạm phát tháng 8
* Trái thanh long đắng

Thực chất, “đường bay vàng” là đường bay thẳng theo kinh tuyến 106 độ đông giữa Hà Nội – TP HCM, Hà Nội – Phú Quốc và các tuyến bay khác đến và đi trong nội địa Việt Nam. Trước đây và hiện nay, các đường bay của các hãng hàng không từ Hà Nội – TP HCM đều phải tuân thủ đường bay vòng theo biểu đồ hình chữ S nên tăng thêm chi phí và đường bay trở nên dài hơn.

Theo TS Trần Đình Bá, Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam – một trong những chuyên gia đề xuất ý tưởng “đường bay vàng”, đường bay Hà Nội - TP HCM hiện nay là bay vòng, đang lãng phí 26 phút bay với máy bay Boeing 777, tính bình quân lãng phí 25% chí phí sản xuất. Đường bay Hà Nội - Cần Thơ cũng lãng phí 28%, đường bay Hà Nội - Phú Quốc lãng phí 38%...Theo đó, đường bay vòng hiện nay đang “đốt” trên 300 triệu USD mỗi năm vốn liếng của các hãng hàng không trên đường bay nội địa.

Từ lúc lên ý tưởng, được tiếp nhận và đem đi thương thảo với các nước bạn, số phận của “đường bay vàng” cũng hết sức gian nan bởi theo TS Bá: đây là đường bay nội địa nhưng nếu chuyển từ đường bay vòng sang đường bay thẳng - “đường bay vàng” sẽ là đường bay quốc tế, phát sinh nhiều vấn đề về pháp lý và có liên đới đến không phận, điều hành bay của các hãng hàng không hai nước Lào và Campuchia.

Từ năm 1980, đường bay thẳng qua không phận Lào, Campuchia đã được Cục Hàng không đưa ra nhưng vì có quá nhiều điểm giao cắt trên không với các đường bay quốc tế khác, đặc biệt là vấn đề chi phí quá cảnh cao nên không được nhất trí.

Giữ năm 2009, Trung tá - cựu phi công quân đội Mai Trọng Tuấn từng đưa phương án “đường bay vàng” Hà Nội – TP HCM theo kinh tuyến 106 độ đông. Với tính toán tiết kiệm được 142 km giảm 550 tỷ đồng/năm so với đường bay hiện tại. Tuy nhiên, ý kiến lúc ấy được cho là sơ sài và chưa có nghiên cứu sâu về kỹ thuật và an ninh quốc phòng nên không được thông qua.

Cuối năm 2012, một ý kiến khác về thiết lập “đường bay vàng” Hà Nội - TPHCM cắt ngang vùng trời của 2 nước láng giềng là Lào và Campuchia được TS Trần Đình Bá, Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam tiếp tục đề xuất lên Bộ Giao thông Vận tải (GTVT). Tuy nhiên, Cục Hàng không sau đó cũng đã bác bỏ vì… thiếu thông tin nên chưa có cơ sở khoa học.

“Đường bay vàng” sẽ tiết kiệm hàng trăm triệu USD

Đường bay thẳng "đường bay vàng" sẽ tiết kiệm thời gian bay và chi phí cho các hãng hàng không Việt Nam trong các chuyến bay nội địa

Không dừng lại ở đó, đầu năm nay TS Bá tiếp tục gửi kiến nghị này tới Chính phủ để giảm chi phí thời gian, nhiên liệu và nâng cao hiệu quả kinh tế cao cho các hãng hàng không.

Ngày 11/7/2014, Bộ trưởng GTVT thông Đinh La Thăng đã chỉ đạo Cục Hàng không lập đề án nghiên cứu rút ngắn đường bay Hà Nội - TP HCM, giúp các hãng hàng không giảm thời gian bay, tiết kiệm nhiên liệu, bố trí mặt bằng sân bay; đồng thời giảm thời gian phục vụ dưới mặt đất và trên trời, như đề xuất “đường bay vàng” của TS Bá.

Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, sau khi đã đạt được thoả thuận với Lào và Campuchia, đề án đường bay thẳng Hà Nội - Tp.HCM qua hai quốc gia này do Cục Hàng không xây dựng và hoàn thiện, sẽ trình Chính phủ phê duyệt. Nếu được Thủ tướng đồng ý thì đường bay này có thể thiết lập vào cuối năm nay. Như vậy, cùng với Lào, Campuchia là quốc gia thứ hai đồng ý về nguyên tắc cho phép hàng không Việt Nam mở đường bay thẳng Hà Nội - Tp.HCM qua không phận.
Nguyễn Tuyền
 
VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước