TPHCM:

Đổi đời nhờ làm “cò đất” cho… người chết

(Dân trí) - Vừa thấy người đến cổng nghĩa trang Gò Dưa, một nhóm người lập tức ập đến vây quanh, ra sức chèo kéo mời chào, họ thay nhau giới thiệu về hàng loạt khu đất vị trí đẹp. Đó là những “cò đất” đang phất lên nhờ dịch vụ mô giới “nhà ở” cho…người chết.<br><a href='http://dantri.com.vn/kinh-doanh/phan-lo-ban-nen-cho-nguoi-chet-946521.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp; “Phân lô, bán nền” cho… người chết</b></a>

Nhiều nghĩa trang nhà nước đang giải toả đã tạo điều kiện cho cò đất ở nghĩa trang tư nhân làm ăn
Nhiều nghĩa trang nhà nước đang giải toả đã tạo điều kiện cho "cò đất" ở nghĩa trang tư nhân làm ăn

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* Bắc Kinh và kịch bản “lật đổ” đồng đôla
* Hà Nội: Đổi sổ hộ khẩu mới, dân bị xã “phạt tứ tung”?
* Vụ sữa dê Danlait: Doanh nghiệp muốn làm rõ đúng sai trước tòa án
* Người Sài Gòn lưu luyến Thương xá Tax 134 năm tuổi
* Giá đất nội thành Hà Nội sẽ tăng, người gom "đất vàng" thắng lớn
* Chuyện về biệt thự cổ 35 triệu đô giữa Sài Gòn
* Đột nhập quán "bar ngầm" trong du thuyền “bức tử” hồ Tây

Tìm đến nghĩa trang Gò Dưa (quận Thủ Đức) vào giữa tháng 9/2014, khi còn cách Ban quản lý Nghĩa trang chừng 100m, chúng tôi đã nhận được sự mời chào nhiệt tình của gần chục “cò đất” nơi đây. Ai nấy đều ra sức giới thiệu có nhiều đất đẹp, giá rẻ, dịch vụ bao trọn gói để thu hút người nghe.

Theo tìm hiểu của PV Dân trí, mỗi vụ buôn bán thành công, “cò đất” nghĩa trang sẽ có lời ít nhất một nửa số tiền mà mình bán được, nếu giỏi chèo kéo thì lời còn cao hơn gấp nhiều lần. Tuy nhiên, để được hoạt động trước nghĩa trang, “cò đất” nơi đây phải “ngoại giao” tốt và được đích thân quản lý nghĩa trang “bật đèn xanh”.
 
Khi đã kết thân với quản lý nghĩa trang thì thường “cò đất” sẽ được thoải mái mua đất tích trữ. Các suất đất mua cũng chỉ cần nộp trước khoảng 10 - 15%, sau khi bán được thì trả nốt số còn lại.

“Cò đất” nghĩa trang thường chỉ phải mua mỗi suất từ 10 đến 50 triệu đồng, khi bán ra thì giá cả do “cò” quyết định. Mỗi suất đất “cò” sẽ lời khoảng 20 triệu đồng. Tính trung bình, mỗi tháng “cò đất” ở nghĩa trang chỉ cần làm được vài “hợp đồng” thì có thể kiếm được cả trăm triệu.

Thảo “cụt”, một “cò đất” có thâm niên gần chục năm ở khu vực nghĩa trang Gò Dưa cho biết, các nghĩa trang hiện giờ đều trong tình trạng quá tải muốn tìm được chỗ chôn người thân không phải dễ, phải thông qua nhiều “mối quan hệ” mới mong có được vị trí đẹp.
 
“Nhà tôi còn vài suất nhận chỗ để dành cho người thân nhưng chưa dùng ngay. Nếu ai có nhu cầu mà chịu chi thì tôi nhượng lại. Vị trí đất mà tôi chọn khó ai mà có thể nhảy ngang vào được” - Thảo “cụt” khẳng định.

Cũng theo Thảo “cụt” để đặt chân vào giới “cò đất” nghĩa trang không phải chuyện đơn giản. Ngoài việc phải khéo léo mời chào khách còn vấp phải những lần đụng độ có khi phải đổ máu.

Hầu hết các nghĩa trang đều có cò đất vây bám
Hầu hết các nghĩa trang đều có "cò đất" vây bám

Một đặc điểm thu hút nhiều người muốn đến với nghề “cò đất” vì đây là nghề không cần vốn lớn và ít rủi ro. Hiện nay, nhiều “cò” bất động sản đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ vì nhà không bán được, mọi chi phí đều tăng, lãi mẹ để lãi con, nợ nần chồng chất. Tuy nhiên, “cò đất” đất nghĩa trang luôn “nóng sốt” vì nhu cầu của người dân khá cao.

Vinh “đen” một “cò đất” hoạt động tại khu vực huyện Bình Chánh khẳng định, đây là một nghề có lợi nhuận không cao nhưng lại khá ổn định. “Lúc đầu cũng xuất phát từ việc đi mua đất mồ cho người nhà quá khó khăn nên tôi mới nảy sinh ý định và theo nghề này. Nếu so sánh với đất người dương thời điểm này thì việc bán một suất đất cho người âm dễ hơn nhiều. Mặt khác, hầu hết những người tìm đến với “cò đất” nghĩa trang đều đang trong tình trạng cần gấp nên việc mua bán và thoả thuận cũng diễn ra nhanh chóng và có lợi cho người bán” - Vinh “đen” kể.

Trung Kiên - Xuân Hinh
 
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”