Doanh nghiệp xi măng tìm cơ hội trong khó khăn

Sản lượng tiêu thụ giảm, lượng tồn kho lớn, giá đầu vào tăng, giá bán ra giảm, để tìm lối thoát, nhiều doanh nghiệp xi măng đang phải nỗ lực tìm cơ hội cho chính mình.

Tình hình kinh tế khó khăn, thị trường bất động sản đóng băng, lãi suất ngân hàng tăng mạnh, cộng thêm các cú “sốc” do các nguồn chi phí đầu vào tăng mạnh (than, điện, dầu), đã khiến cho thị trường xi măng ảm đạm trong những năm trở lại đây. Một nguyên nhân khá quan trọng khác chính là tình trạng đầu tư ồ ạt, công suất thiết kế và năng lực sản xuất tăng vượt cả nhu cầu, dẫn đến tình trạng dư thừa xi măng.

Hệ quả, lần đầu tiên trong 20 năm qua lượng tiêu thụ xi măng giảm liên tiếp 2 năm liền. Ước tính, năm 2012 Việt Nam tiêu thụ 46 triệu tấn xi măng (giảm 5% so với 2011). Trước đó, năm 2011 đã giảm 1% so với 2010. Điều này dẫn tới hầu hết các doanh nghiệp xi măng, lớn hay nhỏ, tư nhân hay liên doanh không có tăng trưởng hoặc tăng trưởng không đáng kể.

Theo các chuyên gia, năm 2013 dự báo tiêu thụ sẽ bằng năm 2012, trong khi đó khả năng sản xuất cung cấp cho thị trường lại tăng khoảng 72 triệu tấn. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Xi măng Việt Nam, tổng lượng xi măng tiêu thụ nội địa trong tháng 2/2013 là 1,67 triệu tấn, giảm 50,7% so với tháng 1/2013 và so với cùng kỳ 2012, giảm 49%. Tồn kho cuối tháng với mặt hàng xi măng là 0,85 triệu tấn, clinker là 2,27 triệu tấn.

“Điều đó cho thấy, tình hình tiêu thụ mặt hàng xi măng chưa có nhiều khởi sắc, tín hiệu khả quan trong năm 2013. Với tình trạng cung vẫn vượt cầu, và có thể kéo dài đến năm 2020, thì giải quyết khó khăn với doanh nghiệp xi măng vẫn là một bài toán lớn. Do đó, cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chắc chắn sẽ còn khốc liệt, đòi hỏi sự chủ động, linh hoạt thực hiện các giải pháp tái cấu trúc doanh nghiệp nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường", một thành viên của Hiệp hội Vật liệu xây dựng Việt Nam phân tích.

Đúng như dự báo, với khoảng hơn 100 thương hiệu xi măng ở thị trường Việt Nam với thị phần được bố trí theo từng vùng miền khác nhau (lớn nhất là 9% trên phạm vi cả nước, và thấp nhất 0,1% thị phần) đã dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt, đua nhau khuyến mại, giảm giá.

Trước những áp lực thị trường, nhiều nhà máy xi măng "gồng mình" để chống chọi, song cũng không có ít thương hiệu đứng trước nguy cơ đóng cửa, hoặc bị thâu tóm bởi các doanh nghiệp khác. Không chỉ các doanh nghiệp thuộc nhóm yếu, mà ngay cả những thương hiệu mạnh nhất và có truyền thống cũng gặp trở ngại.

Doanh nghiệp xi măng tìm cơ hội trong khó khăn

Tổng giám đốc TOPCEMT nhận bằng chứng nhận sản phẩm dịch vụ hoàn hảo của Tạp chí Sở hữu trí tuệ trao tặng.

Tìm hướng đi khác biệt

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong bối cảnh thị trường tiêu thụ xi măng ế ẩm, lượng tồn kho lớn, thì thực tế vẫn có một số đơn vị có doanh số bán hàng khá tốt, tăng trưởng ngoạn mục. Vì họ biết lựa chọn con đường khác biệt là tập trung phát triển hệ thống phân phối, xây dựng định hướng khách hàng, và đưa công nghệ vào quản lý nhằm tạo lối thoát cuối đường hầm.

“Thị trường xi măng rất ảm đạm. Nhưng màu xám của thị trường với tôi không phải rào cản mà chính lại là cơ hội có một không hai”, ông Nguyễn Hữu Phước, Tổng giám đốc Công ty Xi măng Đỉnh Cao (TOPCEMT) chia sẻ. Chứng minh cho lời nói này là mức tăng trưởng về doanh thu của TOPCEMT trong năm 2012 là 500 nghìn tấn tăng 105% so với năm 2011.

Theo ông Phước, TOPCEMT vốn ra đời từ năm 2010, trong bối cảnh bối cảnh thị trường xi măng Việt Nam đang tiến đến giai đoạn cần phải được cấu trúc lại, nên khi bước vào sân chơi này, TOPCEMT đã sẵn sàng cho những khó khăn nhìn thấy trước và bằng những sáng tạo riêng, cách làm riêng để vững vàng bước qua.

Trong 3 năm, TOPCEMT đã thiết lập kênh bán hàng trên khắp cả nước tại 43 tỉnh, thành phố với gần 3.200 cửa hàng vật liệu xây dựng do công ty bán hàng trực tiếp và giao hàng tận nơi cho người tiêu dùng (cả nước là khoảng 10.000 cửa hàng).

“Cách làm này đã tạo ra hiệu ứng thương hiệu TOPCEMT trên thị trường trong thời gian ngắn dù là thương hiệu mới. Đây chính là triết lý tâm huyết, tôn trọng khách hàng của chúng tôi”, theo lời ông Phước.

Không chỉ thế, người đừng đầu doanh nghiệp xi măng này còn chia sẻ thêm, để phục vụ khách hàng, công ty còn chú trọng áp dụng công nghệ khoa học trong hoạt động kinh doanh. Đó là đưa vào vận hành hệ thống quản lý doanh nghiệp toàn diện ERP SAP, hiện đại nhất thế giới hiện nay. Đây cũng là công ty xi măng đầu tiên tại Việt Nam sử dụng hệ thống quản lý bán hàng DMS trực tuyến. Với công cụ này giúp TOPCEMT theo dõi, phân tích giao dịch, khách hàng và nhân viên bán hàng trực tuyến, di động trên bản đồ số được tích hợp với SAP.

Với cách làm trên, trong năm 2012 vừa qua, dù là một năm khó khăn của ngành, song TOPCEMT vẫn có mức tăng trưởng tốt, nâng cao uy tín, khẳng định được giá trị thương hiệu của các sản phẩm TOPHOME PCB40, TOPFRIEND PCB30, TOPCRETE PCB50 trên thị trường. Dự kiến, với khả năng tiêu thụ 5 - 7 triệu tấn xi măng/năm và các sản phẩm vật liệu xây dựng khác, trong năm 2013 - 2014, TOPCEMT sẽ cho ra đời thương hiệu phân phối TOPMART cung cấp các sản phẩm vật liệu xây dựng quy mô và chuyên nghiệp hơn nữa.

Ngày 28/3/2013 vừa qua, TOPCEMT đã tổ chức Đại hội khách hàng tại trung tâm hội nghị White Palace với sự quy tụ của hơn 400 khách hàng trên cả nước. Đại hội khách hàng 2013 là lời tri ân của TOPCEMT dành cho các khách hàng đã đồng hành cùng TOPCEMT trong suốt 3 năm vừa qua, khẳng định TOPCEMT là đối tác tin cậy của các khách hàng.


PS