Doanh nghiệp Mỹ đầu tư 6 triệu USD vào dịch vụ sửa chữa điện nước

Công ty điện máy Fossce (Fosse electrical appliances, trực thuộc tập đoàn Fossco.inc Florida, Mỹ), sẽ đầu tư 6 triệu USD để phát triển cơ sở vật chất và nhân lực của Hệ thống Bazan tại 64 tỉnh thành Việt Nam.

Theo biên bản hợp tác kinh doanh đã ký giữa công ty TNHH Kỹ thuật toàn bộ và Công ty điện máy Fossce (Fosse electrical appliances, trực thuộc tập đoàn Fossco.inc Florida, Mỹ), phía Fossce sẽ đầu tư 6 triệu USD để phát triển cơ sở vật chất và nhân lực của Hệ thống Bazan tại 64 tỉnh thành Việt Nam.
 
Cuối năm 2014, Hệ thống kỹ thuật Bazan (chuyên sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị Điện nước – Điện lạnh – Điện tử) đã khai trương dịch vụ rất rầm rộ tại Thành phố Hà Nội và TPHCM. Đây là hệ thống hoạt động theo mô hình của nước ngoài tại thành phố Hà Nội (Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị điện nước – Điện Lạnh – Điện tử tại gia đình theo hướng phân phối thẻ thuê bao nhân công kỹ thuật tổng thể Family).

Hệ thống kế thừa từ hệ thống chuyên kinh doanh dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị điện máy dân dụng của công ty TNHH Kỹ thuật Toàn Bộ ra đời từ năm 2005 tại Hà Nội.

Doanh nghiệp Mỹ đầu tư 6 triệu đô vào dịch vụ sửa chữa điện nước
Khi sở hữu tấm thẻ afamily (ảnh nhỏ), mọi thiết bị trong gia đình sẽ được nhân viên Bazan chăm sóc trong 1 năm

Với giá rất rẻ chỉ 1.000 đồng/ một ngày/ tất cả các thiết bị trong một gia đình, tức chỉ 365.000 đồng/năm/(tương đương với 1 thẻ afamily), hệ thống dự kiến sẽ phải đạt được số lượng 10.000 khách thì mới bắt đầu có lãi.

Sở dĩ Hệ thống Bazan có sự lột xác trên là nhờ Công ty điện máy Fossce (Fosse electrical appliances - trực thuộc tập đoàn Fossco.inc Florida, Mỹ) đã hoạt động trong ngành kinh doanh thiết bị điện máy được hơn 12 năm và đang có kế hoạch phát triển thị trường đến các nước trong khu vực Châu Á l đầu tư tới 6 triệu đô la Mỹ (21 tỷ đồng Việt Nam). Trong đó, giai đoạn 1 đầu tư 1 triệu đô la Mỹ tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM để phát triển cơ sở vật chất và nhân lực.

PV đang phỏng vấn
Ông Phạm Xuân Chương
PV đang phỏng vấn Ông Phạm Xuân Chương

Trả lời về lý do vì sao công ty Mỹ đầu tư hàng triệu đô vào một công ty đang gặp rất nhiều khó khăn, ông Phạm Xuân Chương, Giám đốc chi nhánh của Bazan tại 15A/480 480 Nguyễn Tri Phương, quận 10, TP.HCM, cho biết: “Công ty Fosse đầu tư làm việc cùng chúng tôi bởi chúng tôi đã cho họ thấy rằng việc hiện nay tại thị trường Việt Nam có rất nhiều các Công ty, Cửa hàng cung cấp các dịch vụ tương tự như thế này nhưng đều chưa có mô hình nào chuyên nghiệp và có uy tín lớn và chúng tôi muốn làm điều đó”.

“Hệ thống này vận hành hoàn toàn khác với các mô hình kinh doanh thông thường.Chúng tôi có cả trăm kỹ thuật viên và phải quan tâm nguồn gốc, tư cách và tay nghề của kỹ thuật viên, đến thái độ dịch vụ của KTV khi đến làm việc tại gia đình khách hàng, chất lượng dịch vụ và việc tư vấn sử dụng thiết bị của khách hàng về lâu dài. Việc đo lường tay nghề của KTV là một việc không hề dễ bởi nó dẫn tới cách tính hạn mức thời gia lao động của họ để trả lương, các quy trình thực hiện dịch vụ cũng phải chuẩn hóa và yêu cầu kỹ thuật viên luôn luôn thực hiện đúng. Việc quan trọng hơn cả là khi quản lý KTV chặt chẽ nhưng vẫn làm sao để họ luôn có tinh thần thoải mái để cung cấp dịch vụ đến với khách hàng một cách tận tâm và tốt nhất”, ông Chương giải thích.

Ông Chương cũng cho biết, khi đã ổn định được hai thị trường thành phố Hà Nội và TP.HCM xong, công ty Kỹ thuật Toàn Bộ sẽ tiến hành đưa dịch vụ kỹ thuật Bazan có mặt tại hầu hết các tỉnh thành phố trên toàn quốc.

Thạch Thảo

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”