Doanh nghiệp bán lẻ: “Chúng tôi chỉ mong được đối xử công bằng”

(Dân trí) - Chia sẻ quan điểm cần bảo hộ và ưu đãi cho doanh nghiệp (DN) bán lẻ trong nước những trước thách thức cạnh tranh ngày càng lớn, đại diện nhiều DN bán lẻ khẳng định: “Chúng tôi không cần ưu đãi, bảo hộ, chúng tôi chỉ mong được đối xử công bằng và minh bạch”.<br><a href='http://dantri.com.vn/kinh-doanh/su-la-metro-viet-nam-11-nam-khong-dong-thue-van-hoat-dong-951467.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp;"Sự lạ" Metro Việt Nam 11 năm không đóng thuế vẫn hoạt động</b></a>

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Ngắm diện mạo Nhà Quốc hội trước thềm kỳ họp lịch sử
* Có nới biên độ khi tỷ giá “nhảy nhót”?
* “Nữ quái” đang thụ án treo vẫn đi buôn lậu thuốc lá
* Giá vàng xuống thấp nhất gần 5 tháng qua
* Những kiệt tác kiến trúc đền thờ trên thế giới
* Việt Nam tiếp tục xuất siêu "khiêm tốn" trong 9 tháng qua

Minh bạch và công bằng ở đây, theo các DN là chính sách kinh doanh bán lẻ ở địa phương đang trải thảm đỏ cho cho các DN bán lẻ ngoại, phân biệt đối xử trong chính sách thuế, phí thuê đất và DN bán lẻ nội không được tiếp cận quy hoạch siêu thị của địa phương…Đây là những ý kiến của đại diện Hiệp hội bán lẻ, các DN trong ngành ở Hội thảo Chính sách đầu tư và Xu hướng phát triển của ngành bán lẻ Việt Nam được tổ chức ngày hôm qua tại Hà Nội

Nhìn từ vụ Metro: Bất công cho DN Việt?

Chia sẻ quan điểm của mình, ông Vũ Minh Phú - Chủ tịch Hiệp hội siêu thị hà Nội cho rằng: “Ngay việc chi phí thuê đất cũng có sự chênh lệch khi các DN bán lẻ trong nước không nhận được ưu đãi như Metro chẳng hạn”. Bên cạnh đó, các DN bán lẻ cũng than thở họ chưa được ở những khu đất vàng, trục đường lớn. Muốn lọt được vào vào quy hoạch siêu thị, trung tâm thương mại ở các tỉnh, rất khó khăn, thậm chí mất không ít cho phí “chìm”.

Doanh nghiệp bán lẻ: “Chúng tôi chỉ mong được đối xử công bằng”

Các DN bán lẻ trong nước tuyên bố, họ không cần bảo hộ, chỉ cần được đối xử công bằng và thị trường bán lẻ thực sự minh bạch

Ông Phú cho hay: Xét về ưu đãi thuế, ví dụ như Metro, tại sao hơn chục năm báo lỗ, không đóng thuế thu nhập DN mà vẫn được yên ổn làm ăn và được tạo điều kiện mở rộng siêu thị. Sự bất thường này sao không được cơ quan chức năng để ý, làm rõ mà chỉ đến lúc báo chí vào cuộc mới thực hiện.

Còn theo bà Đinh Thị Mỹ Loan - Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam (AVR): DN bán lẻ Việt chỉ cần 2 năm không đóng thuế, đừng mong ngồi yên, đằng này Metro 11 năm không đóng thuế; tự bán lẻ trong khi giấy phép kinh doanh là bán buôn, xây dựng chình ình đại siêu thị ngay tại trung tâm thành phố… mà không hề hấn gì. Đây là sự bất công cho DN bán lẻ Việt.

Ông Phú cũng nhấn mạnh: nhìn vào thị trường bán lẻ, các chính sách đầu tư đang rất rối ren. Sức cạnh tranh, liên kết của của DN bán lẻ nội là y như người… “đeo kính râm đi đường tối”. Các DN bán lẻ không cần ưu đãi, không muốn ưu đãi, chỉ cần cơ chế chính sách minh bạch và được đối xử công bằng như các DN ngoại trong ngành.

Trong bối cảnh các đại gia bán lẻ ngoại đổ xô vào Việt Nam, điển hình như: Lotte, Lock&Lock (Hàn Quốc), Aeon (Nhật Bản) và mới đây là Tập đoànBerli Juker (BJC) của Thái Lan… Đây là thách thức rất lớn đối với các DN bán lẻ Việt Nam. Nhiều ý kiến cho rằng, sự gia tăng xâm nhập thị trường của các DN bán lẻ ngoại là dấu hiệu ngành này đang bị “thôn tính” hay nói cách khác là “bị đá bay” khỏi chuỗi giá trị lớn tại thành thị.

Theo ý kiến của 1 chuyên gia kinh tế thì đúng là có sự đổ bộ nhưng phần lớn các DN ngoại đổ xô vào bán lẻ hiện đại (đại siêu thị, siêu thị, trung tâm thương mại) tại thành phố. Họ muốn tận dụng thế mạnh về vốn, kinh nghiệm, công nghệ để cạnh tranh và thu lợi từ đây. Tuy nhiên, bán lẻ hiện đại mới chỉ chiếm 25% giá trị và thị trường tổng giá trị bán lẻ của Việt Nam còn 75% vẫn là bán lẻ truyền thống, bán lẻ tại chợ, cửa hàng tại các địa phương. Chính vì vậy, không thể nói bán lẻ Việt Nam bị thôn tính, đá khỏi sân được.

Sao bán lẻ không về quê?

Theo Chỉ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, bán lẻ hiện đại (đại siêu thị, siêu thị loại 1, 2) đang chiếm 25% giá trị ngành nhưng đây là nơi chứng kiến sự cạnh tranh quyết liệt nhất, dữ dội nhất. Phần đông các siêu thị nội thua thiệt trong cuộc đua về vốn, công nghệ, trưng bày này. Tuy nhiên, còn 75% bán lẻ truyền thống đang chưa được ai ngó ngàng đến.

“DN cần cơ cấu lại vốn, xác định bao nhiêu % bỏ ra để hoạt động tại đô thị, bao nhiêu % nên mở cửa hàng tiện ích, siêu thị mini, chợ loại 1, 2 tại địa phương (tỉnh, huyện, xã). Dù mức tiêu dùng ít, nhưng chỉ cần giá phải chăng, hàng chất lượng thì sức mua sẽ rất bền. Nếu bỏ vốn 100% để đấu lại với các DN ngoại tại thành thị, chắc chắn sẽ thua thiệt nhiều mặt”, bà Loan phân tích.

Tuy nhiên, để xâm lấn được thị trường này, các DN bán lẻ nội rất cần cơ chế ưu đãi về thuê đất, quy hoạch mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại và cửa hàng tiện ích. Theo chia sẻ, nhiều DN bán lẻ hiện rất muốn về tỉnh nhưng ngặt lỗi không được ưu đãi về cơ chế thuê đất, ưu đãi thuế và đặc biệt là được ở những vị trí được gọi là “ngon” như gần trung tâm nên bài toán lợi nhuận họ phải luôn đặt ra. Trong khi đó, các DN ngoại lại được quá nhiều ưu ái về chi phí thuê đất, miễn giảm thuế và đặc biệt là được ở những khu đất vàng, trục giao thông chính.

Theo nhiều chuyên gia, các DN bán lẻ đã đạt được 1 số kết quả bước đầu. Tuy nhiên, muốn đủ sức cạnh tranh, chơi sòng phẳng với doanh nghiệp ngoại cần hai yếu tố: tầm nhìn và hướng đi. Các DN Việt không có nghiên cứu thị trường đầy đủ, không nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng và đặc biệt là chỉ nhăm nhăm vào đô thị.

Ông Phạm Đình Đoàn, chủ tịch Tập đoàn Phú Thái nhận định, bao năm chúng ta khuyến khích người Việt ưu tiên dùng hàng Việt nhưng kết quả cũng chỉ trên báo cáo thành tính, con số. Các DN Việt chưa thay đổi đáng kể chất lượng, nhãn hiệu. “Nếu hàng không tốt, đừng bắt ép các siêu thị phải bán, nếu không người tiêu dùng sẽ chạy sang các siêu thị ngoại để mua. Chúng ta phải thắn thừa nhuận điều ấy”, ông Đoàn nói.

Thực tế, mô hình siêu thị hiện đại không phải mảnh đất đơm hoa kết trái dù việc tiêu dùng của người thành thị lớn hơn nhiều so với người dân nông thôn. Quá ham đi vào các bán lẻ hiện đại (siêu thị lớn, trung tâm thương mại) trong khi thực tế nhiều siêu thị, trung tâm thương mại bị đánh giá là kém hiệu quả như Tràng Tiền Plaza hay mới đây nhất là Trung tâm thương mại sầm uất Lotte (Đội Cấn – Hà Nội) vắng hoe khách. Hay việc Metro có thua lỗ trên toàn cầu là có thật hoặc việc bán chuỗi siêu thị của Nhật Bản tại Việt Nam cho Thái Lan… Đây đều là những cảnh báo sớm cho DN Việt Nam về đầu tư cái gì và đầu tư như thế nào. Thành công từ việc đổ bộ về quê đã có minh chứng ở Cty Thế giới di động khi đến nay Cty này đã có hàng trăm cửa hàng tại khắp 63 tỉnh thành cả nước. Sự hiện diện từ tỉnh đến huyện, xã đã góp phần lớn vào lợi nhuận, doanh thu và ấn tượng với người tiêu dùng.

Còn quan theo T.S Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM): Chưa có 1 DN bán lẻ Việt Nam nào để ý hoặc bỏ công ra nghiên cứu thị trường đầy đủ, bài bản và thực sự có số liệu thống kê chuẩn. Nên không có quy hoạch và luôn đi sau DN ngoại. Thời gian qua mới chỉ có các DN nước ngoài đầu tư nghiên cứu thị trường, thói quen người tiêu dùng.

“Nhiều số liệu, nghiên cứu, chúng ta lại phải lấy lại từ nước ngoài, DN nước ngoài vì nó chuẩn hơn, sát thực hơn. Chúng ta có lợi thế là người nhà – am hiểu chính người Việt, quen thị trường mà chúng ta không thể nghiên cứu được, phải dùng, phải “học mót” của nước ngoài. Đây chính là sự bị động của DN bán lẻ Việt Nam”, ông Thành cho hay.

Nguyễn Tuyền

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”