1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân

“Định hướng thị trường và chuyển biến về giá lúa gạo”

(Dân trí) - Là một chủ đề được trao đổi tại Hội thảo “Triển vọng thị trường ngành Nông nghiệp Việt Nam 2009” cuối tháng 3/2009 ở TPHCM. Tại hội thảo các chuyên gia nhận định Việt Nam là quốc gia có thế mạnh về xuất khẩu lương thực nhưng chủ yếu là sản phẩm thô.

“Định hướng thị trường và chuyển biến về giá lúa gạo” - 1
Nông sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm thô.
 
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế thì trên thế giới có khoảng 114 nước trồng lúa, trong đó châu Á sản xuất khoảng 90% tổng sản lượng và Châu Á cũng là khu vực tiêu thụ khoảng 90% sản lượng gạo sản xuất của toàn khu vực.

Hiện nay, tình hình thương mại gạo đang mở rộng, bởi sự ra đời của chính sách tự do hóa thương mại tại nhiều nước ở cuối thập niên 80 và tiếp theo đó là WTO giữa thập niên 90.

Việc giảm thuế suất và bảo hộ mậu dịch biên giới cũng đã loại bỏ hạn ngạch nhập khẩu, thuế suất hạn ngạch, rồi đến các cam kết tiếp cận tối thiểu của Nhật Bản, Hàn Quốc cũng có tác động không nhỏ.

Ông Samarendu Mohanty (Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế) nhận định: “Những dự báo về cuộc khủng hoảng lúa gạo toàn cầu đã làm gia tăng niềm tin giữa các nước về an ninh lương thực nhưng lại làm giảm sự tin cậy giữa những nước xuất khẩu và nhập khẩu.

Bởi các nước phải cố gắng đạt được khả năng tự cung tự cấp, dự trữ thấp khiến thị trường có nhiều rủi ro. Do đó kết quả cuối cùng có thể làm giảm thương mại, nguy cơ khan hiếm gạo và đó chính là nguyên nhân đẩy giá gạo lên cao”.

Ông Samarendu Mohanty cũng cho rằng: “Mức tăng trưởng năng suất sẽ thấp hơn 1%. Diện tích đất lúa giảm bởi cạnh tranh với các cây trồng khác cộng với thức ăn chăn nuôi và làm nguyên liệu sinh học, kết cục là tăng trưởng thấp hoặc âm.

Thế thì câu hỏi đặt ra là “Cung bao nhiêu là đủ? Tôi có thể kết luận rằng: “Trong thời kỳ khó khăn ở phía trước các mức giá có thể vẫn tăng trong những tháng tới với mức độ biến động cao, xu hướng giá sẽ tiếp tục đi lên trong dài hạn.

Đồng thời với tình hình đó cũng sẽ kèm theo những thử thách dài hạn khác. Do vậy việc cần làm là phải điều chỉnh mức tăng trưởng sản xuất; tập trung lại vào nghiên cứu nông nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng; nông nghiệp theo định hướng thị trường”.

Hiện tượng giá danh nghĩa của hàng hoá tăng cao kỷ lục, trong khi giá thực quốc tế giảm dưới mức đỉnh điểm năm 2008 và do dự báo tăng trưởng chậm lại đang làm hạ nhiệt giá cả các mặt hàng chính.

Hiện nay Việt Nam là một trong những quốc gia vẫn còn nặng về các sản phẩm trồng trọt và xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm thô, ít qua chế biến, đặc biệt là đối với khu vực ĐBSCL là mặt hàng lúa gạo.

Do đó sự tác động của tính chất giá cả các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường và các xu hướng thứ sinh đối với sản xuất các sản phẩm này có tác động rất lớn đến sự phát triển của các doanh nghiệp cũng như các nhà sản xuất.

Huỳnh Hải - Kiều Hân