Điểm lại những chặng đường trở thành “ông lớn” của Kinh Đô

Từ một cơ sở ban đầu, sau 20 năm Kinh Đô đã có bước phát triển nhảy vọt.

Những cột mốc ghi dấu sự lớn mạnh của Kinh Đô

Năm 1993, để đón đầu cơ hội kinh doanh, Kinh Đô - khi đó chỉ mới là một xưởng sản xuất với hơn 70 công nhân - đã mạnh dạn đầu tư nhập dây chuyền sản xuất tiên tiến, nhằm mang đến cho thị trường sản phẩm snack phù hợp với thị hiếu, khẩu vị của người Việt với giá hợp lý.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Trung Quốc cho Venezuela vay 5 tỷ USD

Chính quyết định táo bạo mang tính chiến lược này đã làm bước đệm quan trọng để Kinh Đô mạnh mẽ chinh phục thị trường.

Suốt 20 năm qua Kinh Đô đã lần lượt xây dựng thêm các nhà máy và đầu tư các dây chuyền sản xuất bánh Cookies, bánh mì tươi, bánh Trung thu, bánh Cracker, kem, sữa chua... đến nay, thương hiệu Kinh Đô đã góp mặt trong hàng trăm chủng loại sản phẩm, trong đó không ít các sản phẩm dẫn đầu thị trường và hướng nhiều hơn đến các sản phẩm dinh dưỡng và thiết yếu.

Điểm lại những chặng đường trở thành “ông lớn” của Kinh Đô
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao tặng huân chương lao động hạng Nhì cho lãnh đạo tập đoàn Kinh Đô.

Năm 2000, Cty Kinh Đô Miền Bắc thành lập đánh dấu sự có mặt của mạng lưới Kinh Đô trên toàn quốc. Năm 2004, một quyết định “táo bạo” nữa được ban lãnh đạo Kinh Đô triển khai thành hiện thực: Huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Thông qua quyết định này, CTCP Chế biến Thực phẩm Kinh Đô miền Bắc đã chính thức được niêm yết trên HOSE và năm 2005, CTCP Kinh Đô cũng chính thức lên sàn giao dịch với mã chứng khoán KDC, kéo theo nhiều biến chuyển mạnh mẽ.

Từ đó, Kinh Đô liên tục nhận được sự đầu tư từ các quỹ lớn, đánh dấu bước chuyển mình cho giai đoạn Kinh Đô tăng tốc và mở rộng qui mô như hiện nay. Và gần đây nhất - năm 2012, Kinh Đô đã hợp tác cùng Ezaki Glico – một tên tuổi uy tín đến từ Nhật Bản...

Chặng đường phát triển của Kinh Đô còn mang dấu ấn của chiến lược sáp nhập. Từ 10 năm trước, lấy chiến lược mua bán sáp nhập (M&A) làm đòn bẩy để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và mở rộng ngành hàng cả chiều rộng lẫn chiều sâu, Kinh Đô đã ghi dấu ấn tiên phong, nhạy bén trong hoạt động M&A với hàng loạt thương vụ hợp tác cùng các đối tác uy tín cả trong và ngoài nước: Năm 2003, Kinh Đô mua lại nhà máy kem Wall’s của Unilever, thành lập công ty KiDo.

Năm 2010-2012, Kinh Đô sáp nhập Cty Kinh Đô miền Bắc, KiDo và Vinabico vào KDC, định hình hướng đi mới mang tính chiến lược với qui mô tập đoàn.

Nâng tầm bằng M&A

Từ một cơ sở sản xuất ban đầu, đến nay Tập đoàn Kinh Đô đã mở rộng qui mô với 5 công ty - 4 nhà máy chuyên ngành bánh kẹo, kem-sữa và sản phẩm từ sữa với qui mô công nghệ hiện đại cùng hệ thống quản lý chất lượng được chuẩn hóa theo quy chuẩn quốc tế.

Hệ thống phân phối của công ty phủ rộng cả nước với 300 nhà phân phối và 200.000 điểm bán cho ngành hàng bánh kẹo và kênh thực phẩm lạnh. Có thế nói, đến nay thương hiệu Kinh Đô đã trở thành vô cùng quen thuộc, gần gũi và là lựa chọn hàng đầu của đông đảo người tiêu dùng. Điều này phần nào được minh chứng bởi Kinh Đô 3 lần vinh dự được bình chọn Thương Hiệu Quốc Gia, Top 10 thương hiệu Việt Nam nổi tiếng, 17 năm liền được bình chọn “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao”… Và không chỉ thế, thị trường xuất khẩu của công ty đến nay đã lan tỏa, thâm nhập đến hơn 30 quốc gia trên thế giới.

Cùng với sản phẩm bánh kẹo, Kinh Đô đang mở rộng sang các thực phẩm dinh dưỡng và thiết yếu.
Cùng với sản phẩm bánh kẹo, Kinh Đô đang mở rộng sang các thực phẩm dinh dưỡng và thiết yếu.

Nhìn lại chặng đường 20 năm chuyên tâm để có được một thương hiệu mạnh, ông Trần Lệ Nguyên, Tổng Giám đốc Tập đoàn Kinh Đô, chia sẻ: “Yếu tố cốt lõi làm nên thành công là Kinh Đô luôn hiểu và đáp ứng đúng nhu cầu đông đảo người tiêu dùng. Trong đó, yếu tố chất lượng và giá cả luôn được chú trọng để người tiêu dùng dễ chấp nhận nhất. 

Riêng với công tác quản trị nhân lực, Kinh Đô đã kêu gọi được sự đồng lòng để xây dựng nên một đội ngũ 8.000 nhân viên gắn bó, hết lòng vì công ty. Ngoài ra, cũng không thể không nhắc đến tầm nhìn, sự kiên trì và ý chí quyết tâm của Ban lãnh đạo, chính những yếu tố này đã giúp công ty nắm bắt thời cơ để đạt mục tiêu. Vì thế, trong bối cảnh nhiều biến động kinh tế những năm qua, Kinh Đô vẫn phát triển vững vàng với lĩnh vực kinh doanh cốt lõi…”

Sau bước ngoặt 20 năm , Kinh Đô không chỉ lớn mạnh về qui mô mà còn xây dựng được một nền tảng nội lực cho tương lai phát triển bền vững. Trong chặng đường tiếp theo, Kinh Đô định hướng tập trung lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là ngành thực phẩm theo chiến lược: thực phẩm & các sản phẩm thiết yếu; đẩy mạnh M&A với định hướng tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư vào những công ty phù hợp với chiến lược đã đề ra; mở rộng hoạt động liên kết, hợp tác cùng các đối tác, đưa thương hiệu Kinh Đô vươn tầm quốc tế…
 

Tập đoàn Kinh Đô vừa đón nhận Huân Chương Lao Động Hạng Hai. Dịp này, hai thành viên sáng lập Kinh Đô: Ông Trần Kim Thành – Chủ Tịch HĐQT và ông Trần Lệ Nguyên – Phó Chủ Tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn cũng vinh dự đón nhận Huân Chương Lao Động Hạng Ba.

 
Thanh Uyên
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước