Đi tìm “chuẩn” cho sữa tươi Việt
Thị trường sữa tươi Việt Nam hiện đang là sân chơi của các nhà sản xuất trong nước với tính cạnh tranh cao nhưng cũng còn nhiều trăn trở.
Mức tiêu thụ sữa ở nước ta hiện còn rất thấp so với các nước trong khu vực. Cụ thể, người tiêu dùng Việt Nam chỉ tiêu thụ khoảng 15 lít/người/năm, trong khi Thái Lan 21 lít và Trung Quốc 25 đến 27 lít. Con số này đồng nghĩa tiềm năng phát triển thị trường còn rất lớn. Có thể nói thị trường sữa tươi Việt Nam hiện đang là sân chơi của các nhà sản xuất trong nước với tính cạnh tranh cao nhưng cũng còn nhiều trăn trở.
Những trăn trở của nhà sản xuất sữa tại Việt Nam
Mặc dù sức tiêu thụ sữa tươi của thị trường Việt Nam so với khu vực chưa cao, nhưng sức cung vẫn chưa đáp ứng đủ. Những sản phẩm có thành phần 100% sữa tươi hiện chỉ đáp ứng được khoảng 1/3 nhu cầu thị trường. Để phục vụ thị hiếu người tiêu dùng, nhiều sản phẩm với hương vị hấp dẫn được tung ra thị trường. Tuy nhiên với sữa tươi 100% thì phía sau những hương vị đó, chuẩn “tươi” của sữa được định nghĩa như thế nào?
Những năm trở lại đây, ngành sữa tươi Việt Nam đang trên đà phát triển nhờ vào sự đầu tư nghiêm túc của các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành. Trong nhiều cách đầu tư từ đầu vào, Dự án Phát triển ngành sữa của FrieslandCampina Việt Nam là một ví dụ.
Mất 17 năm đầu tư cho Dự án phát triển ngành sữa, họ đã làm được điều tưởng chừng như khó có thể hiện thực: đưa các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ (quy mô chưa đến 10 con bò mỗi hộ) “vào guồng”, để xây dựng chuỗi cung ứng sữa tươi nguyên liệu có chất lượng hàng nhất nhì Đông Nam Á. FrieslandCampina Việt Nam giúp các hộ nông dân liên kết thành từng nhóm liên cư, liên địa. Công ty đầu tư lắp đặt các thiết bị làm lạnh tại nhà nhóm trưởng. Sữa được vắt tại nhà theo giờ qui định và đem đến đổ vào bồn làm lạnh trong vòng 45 phút. Chất lượng sữa của từng đàn bò một được kiểm tra tại chỗ trước khi đổ vào bồn chung, mỗi hộ nông dân hoàn toàn chịu trách nhiệm về chất lượng sữa của mình.
Đây chính là tiền đề cho việc hợp tác hóa theo kiểu mới trên cơ sở tự nguyện và dựa trên tiêu chí duy nhất là hiệu quả để tiến lên sản xuất lớn. Đây chính là tiền đề cho việc hợp tác hóa trong nông nghiệp để tiến lên sản xuất lớn, để cho ra nguồn sữa tươi chất lượng được đảm bảo ngay từ đầu vào.
Đi tìm “chuẩn” cho sữa tươi thương hiệu Việt
Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng cho nguồn sữa tươi nguyên liệu, nhà sản xuất cũng cần thiết lập quy trình khép kín tiêu chuẩn để bảo quản và lưu giữ hương vị của sữa tươi một cách tốt nhất. Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Quốc Huân – Phó Tổng Giám Đốc công ty FrieslandCampina Việt Nam cho biết: “Chuỗi cung ứng sữa tươi nguyên liệu đã được chúng tôi xây dựng thành công, ghi dấu thành quả đáng tự hào của dự án phát triển ngành sữa. Giai đoạn tiếp theo chúng tôi xác định sẽ mở rộng quy mô của chuỗi cung ứng, đồng thời định ra “chuẩn” cho sản phẩm sữa tươi 100%. Điều này sẽ giúp FrieslandCampina Việt Nam tự khắt khe với từng sản phẩm, đồng thời “chuẩn” sẽ giúp từng bước nâng “chuẩn”.”
Trong 5 năm trở lại đây, sữa tiệt trùng từ 100% sữa tươi đã thành một nhu cầu lớn và tăng trưởng rất nhanh. Những nỗ lực miệt mài nâng cao chất lượng ngay từ đầu vào suốt hơn 17 năm qua giúp FCV hoàn toàn đảm bảo mức cung cả về số lượng lẫn chất lượng, thu mua mỗi ngày 240 tấn sữa tươi với chất lượng cao nhất. Nhờ đó vào đầu tháng 10/2013, FCV đã có thể tung ra thị trường sản phẩm Sữa Chọn với thành phần duy nhất là 100% sữa tươi, chính là sản phẩm được sản xuất theo những tiêu chí nghiêm ngặt về chất lượng mà công ty đã theo đuổi 17 năm qua.
FrieslandCampina Việt Nam đã mạnh tay cắt bỏ khâu trung gian, ký hợp đồng trực tiếp với 4,000 nông hộ đã qua tuyển chọn, hạn chế thời gian từ nông trại đến nhà máy ngắn nhất có thể nhằm đảm bảo sữa còn trọn vẹn tươi ngon. Sữa tươi nguyên liệu phải vượt qua hàng loạt những bài kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt, đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cao nhất, tổng lượng tạp trung thấp nhất, và không tồn tại bất kỳ dư lượng kháng sinh để đưa vào dây chuyền sản xuất theo tiêu chuẩn Hà Lan để trở thành thành phẩm đến tay người tiêu dùng.
T.T