1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Dễ “mù” trước giá mắt kính sỉ, lẻ

Hầu hết các cửa hàng mắt kính đều xuất hiện ở những vị trí đắc địa, nơi có giá cho thuê hàng chục đến hàng trăm triệu đồng/tháng, nếu kinh doanh không lãi “khủng” thì khó bù chi phí.

Hầu hết các cửa hàng mắt kính đều xuất hiện ở những vị trí đắc địa như các ngã tư, những trục đường lớn như Nguyễn Kiệm, Điện Biên Phủ, Ba Tháng Hai, Trường Chinh...

Là loại mặt bằng giá cho thuê hàng chục đến hàng trăm triệu đồng/tháng, nếu kinh doanh không lãi “khủng” thì khó bù chi phí.

 

Giá bán lẻ gấp hơn chục lần giá mua sỉ là chuyện phổ biến ở thị trường mắt kính.
Giá bán lẻ gấp hơn chục lần giá mua sỉ là chuyện phổ biến ở thị trường mắt kính.

 

“Bán lẻ giá sỉ, giảm giá hết cỡ, hàng xịn giá rẻ, không đâu rẻ hơn, ở đâu rẻ hơn trả lại tiền…” là những khẩu hiệu quảng cáo đang ở một số các cửa hàng kính có quy mô lớn. Chủ cửa hàng kính trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, bĩu môi: “Bán kính nhiều năm nên tôi biết đó chỉ là khẩu hiệu tiếp thị của một số nơi nhằm thu hút khách. Họ bán một thời gian ngắn rồi chuyển chỗ khác ngay”.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

 

Còn chủ một cửa hàng kính ở đường Cách Mạng Tháng Tám nói: “Kính tiệm của em bán đảm bảo giá thấp, bán theo giá sỉ. Những tiệm khác cũng có kính giống kính tiệm em nhưng là hàng nhái rất nhiều, giá bán thấp hơn, chất lượng gọng và tròng kính sẽ không đảm bảo xài lâu được”. Với cách giải thích như vậy thì sẽ không có chỗ nào “bán rẻ hơn” để phải “trả lại tiền”.

 

Thử đi chợ kính

 

“Một triệu thì hơi quá, nhưng chiếc kính này chị mua về rồi bán lại với giá năm bảy trăm ngàn đồng thì em chắc chắn với chị vẫn có người mua”, cô bán hàng ở sạp kính K.C chợ Kim Biên quả quyết như vậy. Đó là chiếc kính thời trang hiệu Chanel, nếu mua sỉ sẽ có giá... 75.000 đồng.

 

Sẵn vui chuyện, tôi lôi chiếc kính được giới thiệu là hàng của Hàn Quốc, mua với giá 500.000 đồng ở một cửa hàng kính trên đường Cách Mạng Tháng Tám: “Chiếc này ở đây giá bao nhiêu?” Cô liền lục trong đống kính ở sạp một chiếc giống y chang rồi trả lời: “Đúng chiếc này rồi, 60.000 đồng”.

 

Tưởng tôi là người đi mua kính về bán thật. Cô bán kính lôi ra hàng loạt mẫu kính thời trang, kính thuốc với đủ loại hiệu như Rayban, Gucci, Chanel, Dior… nhiều loại có chữ Trung Quốc rồi giảng giải cho tôi một hồi về cách kinh doanh kính sao cho có lời.

 

“Chị cứ lấy thử mỗi thứ vài mẫu về bán đi. Em bảo đảm những mẫu này là những mẫu đang bán chạy nhất ở những cửa hàng kính trong thành phố. Nhiều tiệm kính lớn hay thương lái ở chợ An Đông đều đến lấy hàng ở đây, chị không lầm đâu”, cô thuyết phục.

 

Chỉ tay hỏi chiếc kính trong hộp có giá 1 triệu đồng hiệu Gucci, made in Italy, tôi hỏi: “Cái này mắc quá mua về bán bao nhiêu thì được em?” Cô cười lém lỉnh rồi nói: “Giá trong hộp là giá bán lẻ nhưng nếu chị mua mười cái trở lên em để giá hữu nghị 110.000 đồng. Có rất nhiều loại, nhiều mẫu mã giá thấp nhất là 13.000 đồng, nếu mua số lượng nhiều có thể giảm nữa”.

 

Sau 15 phút quan sát ở các sạp kính kế bên, sạp nào cũng đông khách và người nào cũng trên tay vài bịch kính đem về.

 

Từ giã cô bán kính ở chợ Kim Biên, tôi ghé vào một số hiệu kính trên đường Châu Văn Liêm, Nguyễn Thị Minh Khai, Điện Biên Phủ. Nơi nào nhân viên bán hàng cũng nhiệt tình săn đón, giới thiệu hàng loạt mẫu mã, đủ loại nhãn hiệu, giá nào cũng có từ vài chục ngàn đến chục triệu đồng. Xuất xứ thì cũng rất “tuỳ hứng”. Cũng loại kính na ná nhau về kiểu dáng nhưng có nơi bảo Hàn Quốc, có nơi giới thiệu là Singapore, nơi thì Pháp, nơi thì Ý, Nhật... không biết đâu mà lần. Tuy nhiên, điểm chung là tôi luôn được thuyết phục mua kính thời trang với giá trên 400.000 đồng nhưng trên kính nhiều khi chẳng có tem nhãn, xuất xứ. “Với giá này thì tròng kính trong veo, đeo không nhức mắt, gọng kính chắc chắn, chất lượng tốt”, theo lời một nhân viên bán kính.

 

Siêu lợi nhuận

 

Bà Ngô Thị Thu Thuỷ (Ashley Ngo) – người có thâm niên nhiều năm trong ngành kính, cho biết: “Kính nhái hàng hiệu xuất hiện tràn lan trong các cửa hàng lớn, người tiêu dùng sẽ nhầm lẫn với hàng thật, khó mà phân biệt được. Một số cũng có dán tem, nhưng tên tùm lum, không xác định được thật giả. Trong một lần đi khảo sát thực tế, tôi phát hiện một cửa hàng kính trên đường Lê Thánh Tôn, giá thật của chiếc kính chỉ khoảng 100.000 đồng, nhưng người bán niêm yết với giá 2 triệu đồng”. Giá kính vô chừng, giá nào cũng có thể bán được và nếu có giảm 50% vẫn có lời.

 

Tâm lý người tiêu dùng thích mua kính tại các cửa hàng lớn vì họ nghĩ rằng sẽ mua được đúng hàng, đúng giá nhưng nhiều lúc chỉ mua được sự an tâm về mặt tâm lý. Cũng theo bà Thuỷ, một khách hàng đã mua kính với giá 8 triệu đồng ở một cửa hàng bán kính chính hãng, nơi công ty bà phân phối. Sau một thời gian sử dụng vị khách bị lở loét tai, khi xác minh bà phát hiện tròng kính là hàng của công ty thật nhưng gọng là hàng giả (nhái tem). Vị khách sau đó đã được cửa hàng trả lại tiền với lời năn nỉ đừng làm lớn chuyện.

 

Theo Ngọc Hoài

SGTT
 
VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm