Đẩy mạnh vay tiêu dùng giúp xã hội phát triển, ngân hàng sẵn sàng hỗ trợ
(Dân trí) - Thay vì "tiết kiệm trước, tiêu sau", người tiêu dùng hiện nay, đặc biệt là thế hệ trẻ đã chuyển sang một tâm thế mới, đó là “vay mua trước, trả sau". Xét về mặt kinh tế, đây là một thay đổi tích cực khi nó tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, đảm bảo quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục.
Vay để thoả mãn nhu cầu cá nhân và thúc đẩy xã hội phát triển
Một bộ phận người trẻ hiện nay khá chủ động về mặt công việc và thu nhập của họ nên kế hoạch vay mượn và trả nợ không còn là một việc gì đó quá ghê gớm như các đây một , hai thập kỷ.
Chẳng hạn như trường hợp của chị Phạm Quỳnh Giao (hiện đang làm Account cho một công ty quảng cáo tại quận 2): “Làm agency quảng cáo có mức thu nhập khá tốt so với mặt bằng chung nên mình cũng khá tự tin khi ký giấy vay ngân hàng cho khoản sửa nhà giúp bố mẹ ở quê hồi tháng 2 rồi. Mình muốn trả xong nợ sớm nên dành ra khoảng 40% lương hàng tháng để trả nợ trong vòng 1 năm. Nếu tháng nào cần chi tiêu thêm mình có thể nhận vài công việc làm ngoài để tăng thu nhập".
Trên thị trường vay vốn hiện nay, không chỉ có những khoản vay cho các nhu cầu chi tiêu lớn như mua hoặc sửa nhà cửa, du học hoặc cấp thiết như khám chữa bệnh, mà ngày càng nhiều những nhu cầu chi tiêu nhỏ hơn cũng đang được xếp vào danh sách có thể đi vay được như mua xe, sắm sửa nội thất, thậm chí đi du lịch…
Ông Nguyễn Đức Long, Vụ trưởng Vụ Dự báo - Thống kê, Ngân hàng Nhà nước, từng chia sẻ trên các báo: “Một xã hội với cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính mở rộng cho tất cả mọi người sẽ thúc đẩy sự tham gia của họ vào đời sống cộng đồng nói chung, cải thiện công bằng và bình đẳng, năng lực của toàn xã hội cũng theo đó được nâng lên".
Ngân hàng tích cực đẩy các gói vay có chính sách phù hợp
Trước đây, nhiều người có tâm lý e ngại khi đề cập đến việc đi vay ngân hàng cho những vấn đề tài chính phát sinh vì nhiều nguyên nhân chính như: thủ tục giải ngân phức tạp, các gói có định mức lớn hoặc chính sách trả nợ kém linh hoạt.
Lâu dần, họ có định kiến với ngân hàng và sa vào mạng lưới tín dụng đen mà không cập nhật rằng tín dụng tiêu dùng do các ngân hàng cung cấp đã có rất nhiều thay đổi. Kể từ Quyết định số 1726 (năm 2016) do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế”, nhiều ngân hàng đã xây dựng nhiều chương trình ưu đãi, thay đổi chính sách, cải thiện thủ tục… để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người dân.
Đơn cử tại ABBANK, một gói vay tiêu dùng đang được ưu chuộng dành cho khách hàng cá nhân với tên gọi “Ưu đãi lãi vay – Tròn tay hạnh phúc” với lãi suất ưu đãi ở mức từ 9 đến 11%. Lợi thế lớn nhất của gói vay là sự linh hoạt trong quy định thời hạn trả nợ với chính sách miễn phí trả nợ trước hạn.
Đánh giá về điểm này, ông Phạm Duy Hiếu – Quyền Tổng giám đốc ABBANK cho biết: “Hầu hết người đi vay luôn muốn lựa chọn một hình thức vay cho phép họ linh động về thời hạn trả nợ để phù hợp với sự thay đổi về kế hoạch tại chính ở từng giai đoạn. Vì vậy, chính sách miễn phí trả nợ trước hạn sẽ giúp khách hàng giảm thiểu chi phí phát sinh và tạo tâm lý yên tâm hơn khi vay tiền".
Thật vậy, mặc dù nhà băng này đưa ra hai loại ưu đãi: 9% kèm điều kiện có tính phí phạt và 11% và miễn phí phạt trả nợ trước hạn, thì có đến hơn 70% khách hàng chọn loại ưu đãi thứ hai (con số thống kê từ chương trình đến thời điểm hiện tại).
Nhận thấy nhu cầu vay của người dân đang tiếp tục tăng với loại hình cho vay này, ABBANK vừa nâng hạn mức gói ưu đãi từ 2.000 lên 4.000 tỉ đồng và kéo dài đến hết 31/12/2019, gấp đôi thời gian so với kế hoạch ban đầu. Sản phẩm cho vay của gói “Ưu đãi lãi vay - Tròn tay hạnh phúc” rất phong phú, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của khách hàng cá nhân và chủ hộ kinh doanh cá thể, bao gồm: Cho vay bất động sản: gồm cho vay mua nhà, đất; xây,sửa nhà; nhà/đất dự án; Cho vay mua xe ô tô mới/xe đã qua sử dụng; Cho vay sản xuất kinh doanh trả góp và cho vay tiêu dùng có thế chấp.