Đánh đổi 5% GDP "cắt khối u" nợ xấu
(Dân trí) - Để giải quyết được khối nợ xấu đang chiếm tỷ lệ 8,8% tổng dư nợ, tương ứng 12 tỷ USD sẽ tiêu tốn nguồn lực khoảng 7 tỷ USD, ứng với 5% GDP. Vấn đề là phải giải quyết dứt khoát và buộc các chủ ngân hàng cùng gánh thiệt hại.
Nhìn nhận về bức tranh tài chính ngân hàng Việt Nam, theo đánh giá của Nhóm Công tác ngân hàng tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2012, mặc dù vẫn còn nhiều tồn tại, song các chuyên gia vẫn cho rằng còn những mặt tích cực đáng để lạc quan.
Tình hình chưa quá mức tồi tệ
Trưởng Nhóm công tác Louis Taylor dẫn 2 lý do để tin vào "lối thoát" của Việt Nam trong vấn đề này. Thứ nhất, trong các năm qua, nhiều quốc gia khác cũng đã gặp phải những vấn đề tương tự và họ đều giải quyết tốt "Vì vậy, tôi tín chắc rằng Việt nam cũng sẽ làm được điều này" - ông khẳng định.
Lý do thứ hai, theo ông, dù gặp khó khăn nhưng hiện tại Việt nam vẫn chưa phải rơi vào một cuộc khủng hoảng thực sự như người ta từng chứng kiến ở Indonesia, Thái Lan hay Hàn Quốc 15 năm về trước, hoặc gần hơn là tại EU. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, Việt Nam còn thời gian để hành động.
Tuy nhiên, tại diễn đàn đối thoại giữa doanh nghiệp và Chính phủ này, Tổng giám đốc Standard Chartered Việt Nam cũng "nhắc khéo" rằng, Quyết định 254 là đúng đắn, song cần phải có ý nghĩa thực thi. "Chúng ta đã nghe quá nhiều về Quyết định này, bây giờ là thời điểm để hành động".
Ông Louis dẫn khá nhiều con số nợ xấu từ nhiều nguồn công bố khác nhau, cho thấy sự bất nhất về số liệu. Theo các ngân hàng đưa ra, tỷ lệ nợ xấu đang là 4,3% còn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước gần đây lại tuyên bố, con số vào khoảng 8,8%. Nhóm Công tác ngân hàng tính toán, 8,8% tương ứng khoảng 12 tỷ USD.
Nếu áp dụng tiền lệ của những thị trường khác với tỷ lệ tổn thất vào khoảng 60%, tổng thiệt hại sẽ chỉ vào khoảng 7 tỷ USD. Con số này tương đương vào khoảng 5% GDP của Việt Nam.
Đồng thời, Trưởng nhóm Công tác Ngân hàng tại VBF cũng nhìn nhận, nếu so với các cuộc tái cơ cấu tại những quốc gia khác thì con số này dường như vẫn nằm trong tầm kiểm soát. "Trong thực tế, kể cả nợ xấu thực gấp đôi con số Thống đốc đưa ra là 8,8%, chúng tôi vẫn cho rằng vấn đề vẫn có thể giải quyết theo thời gian".
Vấn đề là Chính phủ cần đưa ra được một con số thông nhất cũng như có cái nhìn chính xác hơn về mức độ của vấn đề, mà theo đó là phải tạo ra một niềm tin chung vào một phiên bản duy nhất của "sự thật".
Rủi ro đạo đức khi chủ ngân hàng đứng ngoài thiệt hại
Vấn đề tiếp theo mà ông Louis đặt ra, đó là với tổn thất không thể tránh khỏi thì "ai sẽ gánh chịu khoản tổn thất này?".
Theo đó, người chịu tổn thất bắt buộc sẽ phải là các chủ sở hữu ngân hàng, hoặc Nhà nước, hoặc cả Nhà nước và chủ sở hữu ngân hàng.
Đến đây, ông Louis đưa ra một lưu ý: Nếu các chủ sở hữu không phải gánh chịu thiệt hại nào thì sẽ có các "rủi ro đạo đức" xảy ra, và những ông chủ này cũng sẽ không có động lực đảm bảo việc quản lý ngân hàng thận trọng hơn trong tương lai. Bởi đơn giản là, mục đích chính của vốn chủ sở hữu nhằm dùng để bù đắp các tổn thất.
"Chúng tôi hoàn toàn hiểu quyết định ghi nhận tổn thất và phân bổ nó cho các cổ đông của ngân hàng là khó khăn như thế nào. Đó là những khó khăn về mặt kinh tế, và cả về mặt chính trị.
Nhưng nếu quá trình này không được thực hiện, chúng tôi tin rằng không có giải pháp đáng tin cậy nào về các vấn đề nợ xấu của Việt Nam có thể đưa nền kinh tế về mức tăng trưởng hàng năm trên 6% một cách bền vững trong một khoảng thời gian chấp nhận được" - đại diện Nhóm Công tác Ngân hàng của VBF nói.
Và vấn đề lớn nhất của Chính phủ là cần phải đưa ra một quyết định "can đảm và dứt khoát", bởi nếu không, thì "bóng ma nợ xấu" vẫn sẽ tiếp tục đè nặng lên nền kinh tế.
Đáp lại những khuyến nghị từ các đại diện nhóm ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, Phó Thống đống Đặng Thanh Bình cho biết, Việt Nam đang lên kế hoạch để đưa tỷ lệ nợ xấu của hệ thống về mức 3% vào năm 2015.
Tình hình chưa quá mức tồi tệ
Trưởng Nhóm công tác Louis Taylor dẫn 2 lý do để tin vào "lối thoát" của Việt Nam trong vấn đề này. Thứ nhất, trong các năm qua, nhiều quốc gia khác cũng đã gặp phải những vấn đề tương tự và họ đều giải quyết tốt "Vì vậy, tôi tín chắc rằng Việt nam cũng sẽ làm được điều này" - ông khẳng định.
Lý do thứ hai, theo ông, dù gặp khó khăn nhưng hiện tại Việt nam vẫn chưa phải rơi vào một cuộc khủng hoảng thực sự như người ta từng chứng kiến ở Indonesia, Thái Lan hay Hàn Quốc 15 năm về trước, hoặc gần hơn là tại EU. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, Việt Nam còn thời gian để hành động.
Tuy nhiên, tại diễn đàn đối thoại giữa doanh nghiệp và Chính phủ này, Tổng giám đốc Standard Chartered Việt Nam cũng "nhắc khéo" rằng, Quyết định 254 là đúng đắn, song cần phải có ý nghĩa thực thi. "Chúng ta đã nghe quá nhiều về Quyết định này, bây giờ là thời điểm để hành động".
Các chuyên gia tài chính ngân hàng quốc tế vẫn băn khoăn về con số nợ xấu thực sự của Việt Nam.
Ông Louis dẫn khá nhiều con số nợ xấu từ nhiều nguồn công bố khác nhau, cho thấy sự bất nhất về số liệu. Theo các ngân hàng đưa ra, tỷ lệ nợ xấu đang là 4,3% còn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước gần đây lại tuyên bố, con số vào khoảng 8,8%. Nhóm Công tác ngân hàng tính toán, 8,8% tương ứng khoảng 12 tỷ USD.
Nếu áp dụng tiền lệ của những thị trường khác với tỷ lệ tổn thất vào khoảng 60%, tổng thiệt hại sẽ chỉ vào khoảng 7 tỷ USD. Con số này tương đương vào khoảng 5% GDP của Việt Nam.
Đồng thời, Trưởng nhóm Công tác Ngân hàng tại VBF cũng nhìn nhận, nếu so với các cuộc tái cơ cấu tại những quốc gia khác thì con số này dường như vẫn nằm trong tầm kiểm soát. "Trong thực tế, kể cả nợ xấu thực gấp đôi con số Thống đốc đưa ra là 8,8%, chúng tôi vẫn cho rằng vấn đề vẫn có thể giải quyết theo thời gian".
Vấn đề là Chính phủ cần đưa ra được một con số thông nhất cũng như có cái nhìn chính xác hơn về mức độ của vấn đề, mà theo đó là phải tạo ra một niềm tin chung vào một phiên bản duy nhất của "sự thật".
Rủi ro đạo đức khi chủ ngân hàng đứng ngoài thiệt hại
Vấn đề tiếp theo mà ông Louis đặt ra, đó là với tổn thất không thể tránh khỏi thì "ai sẽ gánh chịu khoản tổn thất này?".
Theo đó, người chịu tổn thất bắt buộc sẽ phải là các chủ sở hữu ngân hàng, hoặc Nhà nước, hoặc cả Nhà nước và chủ sở hữu ngân hàng.
Đến đây, ông Louis đưa ra một lưu ý: Nếu các chủ sở hữu không phải gánh chịu thiệt hại nào thì sẽ có các "rủi ro đạo đức" xảy ra, và những ông chủ này cũng sẽ không có động lực đảm bảo việc quản lý ngân hàng thận trọng hơn trong tương lai. Bởi đơn giản là, mục đích chính của vốn chủ sở hữu nhằm dùng để bù đắp các tổn thất.
"Chúng tôi hoàn toàn hiểu quyết định ghi nhận tổn thất và phân bổ nó cho các cổ đông của ngân hàng là khó khăn như thế nào. Đó là những khó khăn về mặt kinh tế, và cả về mặt chính trị.
Nhưng nếu quá trình này không được thực hiện, chúng tôi tin rằng không có giải pháp đáng tin cậy nào về các vấn đề nợ xấu của Việt Nam có thể đưa nền kinh tế về mức tăng trưởng hàng năm trên 6% một cách bền vững trong một khoảng thời gian chấp nhận được" - đại diện Nhóm Công tác Ngân hàng của VBF nói.
Và vấn đề lớn nhất của Chính phủ là cần phải đưa ra một quyết định "can đảm và dứt khoát", bởi nếu không, thì "bóng ma nợ xấu" vẫn sẽ tiếp tục đè nặng lên nền kinh tế.
Đáp lại những khuyến nghị từ các đại diện nhóm ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, Phó Thống đống Đặng Thanh Bình cho biết, Việt Nam đang lên kế hoạch để đưa tỷ lệ nợ xấu của hệ thống về mức 3% vào năm 2015.
Bích Diệp