Đại gia Việt tiêu tiền kiểu... lạ: Chỉ có ở Việt Nam

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng giàu chưa chắc đã sang, đây chỉ là chơi trội thể hiện mình có tiền.

Thời gian vừa qua, dư luận choáng váng với cách chơi ngông của đại gia Việt như dát vàng chi nhà vệ sinh, mua giường 6 tỷ hay đập nhà 200 tỷ đi xây lại vì không hợp phong thủy,... PGS.TS Nguyễn Văn Công, Phó trưởng khoa Kinh tế học, ĐH Kinh tế Quốc dân đã có những chia sẻ về vấn đề này.

Một kiểu học đòi

Theo ông, những trường hợp được dư luận gọi là chơi ngông chỉ muốn có sự nổi tiếng.

Đại gia bỏ ra 6 tỷ mua giường để ngắm.

Đại gia bỏ ra 6 tỷ mua giường để ngắm.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 
 

“Nếu như quảng bá hình ảnh thì đấy là điều bình thường nhưng dường như những đại gia này lại thích chơi trội, muốn nổi bật hơn người khác. Như vậy, việc làm này của một bộ phận nhỏ đại gia là không nên vì trong điều kiện người dân mình còn thấp mà chơi ngông như thế thì không hợp với hoàn cảnh”, ông Công chia sẻ thêm.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Văn Công, giàu chưa chắc đã sang. Chơi trội thể hiện mình là người có tiền chỉ là để nổi bật trên một phương diện nào đấy chứ chưa hẳn là sang trọng. Nếu thật sự sang là thể hiện ở trong cách sống, trong văn hóa, đấy mới là điều quan trọng. Còn các trường hợp trên chỉ là muốn thể hiện hình thức mà thôi.

PGS.TS cho rằng nguyên nhân dẫn đến một bộ phận đại gia tiêu tiền theo kiểu có một không hai như vậy có thể là do văn hóa, ý thức và của quan hệ giá trị.

Theo quan điểm của PGS.TS Nguyễn Văn Công, việc chơi sang như thế không phải là truyền thống mà chỉ là học đòi, có thể là do du nhập từ phim ảnh rồi học lại nhưng lại thể hiện không hợp lý.

Chỉ Việt Nam mới vậy

Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Văn Công cho rằng, nếu thực ra giàu có thì sẽ cân nhắc để tiêu cho phù hợp với hoàn cảnh xung quanh. Còn nếu không cân nhắc thì nó sẽ trở nên lố và trở thành trò cười cho thiên hạ, cũng không ai tôn trọng.

Đây chính là tâm lý muốn phô trương, khoe khoang của một bộ phận đại gia Việt.

“Vì vậy, đấy chính là điểm khác biệt giữa Việt Nam và các nước phát triển. Ngày xưa người ta có câu trưởng giả học làm sang, chưa phải là mạnh mà đã thể hiện”, ông Công nói.

Ông Công cho biết, ở nước ngoài người ta sẽ không bao giờ làm như thế. Và nếu như người ta có giàu thì người ta đi làm từ thiện, thể hiện sự quan tâm đến cộng đồng thì nó sẽ bền vững hơn.

PGS.TS Nguyễn Văn Công đánh giá, ở Việt Nam có nhiều cách làm giàu không minh bạch mà vẫn thành công và nó đã trở thành một hiện trạng lớn.

“Ở Việt Nam đôi lúc nhiều khi người ta dựa vào mối quan hệ làm ăn bất chính, chộp giật nên người ta làm giàu rất là nhanh nhưng cái đấy không bền vững được. Rất tiếc hiện tại nó là một hiện tương đối phổ biến ở Việt Nam hiện nay”, PGS.TS chia sẻ.

Đại gia bỏ vài nghìn USD thuê trực thăng để xem Wordcup.

Đại gia bỏ vài nghìn USD thuê trực thăng để xem Wordcup.

Cũng chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Bùi Quang Bình, Trưởng khoa Kinh tế, ĐH Kinh tế Đà Nẵng cho rằng, cần phải đứng trên nhiều góc độ để phán xét về việc tiêu tiền được cho là chơi ngông của một số đại gia Việt.

Nếu như đứng ở góc độ của những người giàu người ta tiêu đấy là chuyện bình thường. Còn nếu xét trong bối cảnh kinh tế xã hội, khi mà kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn và có nhiều người nghèo thì cách tiêu đó có vẻ không hợp lý.

“Những người tiêu tiền một cách nghông như thế thường có tâm lý thích chứng tỏ, thích thể hiện là mình có tiền”, ông Bình cho biết thêm.
 
Theo Vân Nhi
Đất Việt
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”