1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Cuối năm nay, tỷ phú Phạm Nhật Vượng ra mắt tàu lặn như phim Hollywood

(Dân trí) - Cuối tuần qua, thông tin đáng chú ý nhất từ tập đoàn Vingroup về chiếc tàu lặn vô cực có thể đưa hành khách xuống độ sâu 100m như trong bộ phim “Aquaman” của Hollywood sẽ ra mắt cuối năm nay.

Đây lần đầu tiên loại tàu lặn này xuất hiện tại Việt Nam. Việc đưa tàu lặn về cùng với nhiều dịch vụ mới được đại diện tập đoàn này kỳ vọng sẽ kích cầu du lịch trong nước. 

Cuối năm nay, tỷ phú Phạm Nhật Vượng ra mắt tàu lặn như phim Hollywood - 1

Tàu lặn Triton DeepView24

Con tàu Triton DeepView24 từng gây xôn xao truyền thông quốc tế hồi tháng 5 vừa qua. Bởi tàu lặn mà tỷ phú Phạm Nhật Vượng đặt mua để phục vụ khách hàng Vinpearl có cửa sổ góc nhìn siêu thực và có thể đưa du khách thoải mái lặn xuống biển ở độ sâu lên tới 100m hệt như trong phim Hollywood "Aquaman".

Tỷ phú Trần Bá Dương mua cổ phần Sacombank?

Tuần qua, cổ phiếu STB của Sacombank bỗng dưng tăng và giao dịch như "vũ bão", trước tin đồn lan truyền trên thị trường về việc Tập đoàn Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương muốn mua lại.

Con số được đồn lên tới 180 triệu cổ phiếu STB, tương ứng 10% lượng cổ phiếu lưu hành của Sacombank từ KienLong Bank. Mức giá giao dịch vào khoảng 18.000 đồng/cổ phiếu. Tin đồn này được lan truyền dưới dạng ghi chú ngắn, viết bằng tiếng Anh.

Phía lãnh đạo KienLong Bank cho biết, ngân hàng này vẫn tiếp tục có kế hoạch bán 176,4 triệu cổ phiếu STB và khả năng sẽ hoàn tất trong năm nay. Tuy nhiên, KienLong Bank không bán giá thấp hơn 20.000 đồng/cổ phiếu dù đang cần thu hồi nợ xấu.

Tuy nhiên, các bên liên quan đã bác bỏ tin đồn nói trên. Đại diện Thaco khẳng định với báo chí rằng trong giai đoạn này tập đoàn “không có kế hoạch đầu tư cổ phiếu STB” và cũng “chưa sở hữu bất kỳ cổ phiếu STB nào”.

Công ty bà Nguyễn Thanh Phượng “sửa lỗi”

Đời sống kinh doanh của các doanh nhân tuần qua cũng ghi nhận thông tin đáng chú ý xung quanh việc, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đã áp dụng cơ chế vay chứng khoán do sửa lỗi sau giao dịch dẫn đến tạm thời thiếu chứng khoán để thanh toán đối với Công ty chứng khoán Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng vào ngày 18/9 vừa qua. 

Trước đó, công ty do bà Phượng sáng lập đã vay 7 mã chứng khoán gồm CTG, DXG, FPT, GMD, NLG, REE, TPB với tổng khối lượng hơn 70.800 cổ phiếu. Trong đó, cổ phiếu được vay nhiều nhất là DXG và FPT với khối lượng lần lượt gần 16.000 cổ phiếu và hơn 15.100 cổ phiếu.