1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân

Cuộc chiến thị phần của những chiếc thẻ

Phát triển theo hướng ngân hàng bán lẻ, thẻ là một trong những phương tiện quan trọng để các ngân hàng tiếp cận và đẩy mạnh dịch vụ hướng đến khách hàng cá nhân.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)
 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* PV Gas mua 3 bán 10, hưởng lợi siêu lợi nhuận độc quyền?
* Buộc ngành than dừng thuê doanh nghiệp ngoài làm dịch vụ: Không quản lý được thì... cấm
* Chuyển giao 13 dự án ODA từ Tổng công ty đường sắt về Bộ GTVT
* Táo nhập từ Úc, Niu di lân chỉ chiếm hơn 10%
* Chưa duyệt phương án tái cơ cấu Sacombank, Southern Bank, HDBank

Do vậy, sứ mệnh của mỗi chiếc thẻ là giành thị phần cho ngân hàng mình, có nghĩa, làm sao để nhận được sự quan tâm của chủ thẻ nhiều hơn những chiếc thẻ khác có trong cùng một chiếc ví.

Thế nhưng, làm thế nào để chiếc thẻ được đang nằm ngăn nắp trong ví của những người tiêu dùng được thường xuyên đem ra sử dụng đang là bài toán của các ngân hàng.

Qua thời “bùng nổ” thẻ

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết quý I/2014, cả nước có 68,55 triệu thẻ ngân hàng, tăng 2,34 triệu thẻ (3,5%) so với cuối năm 2013. Trong đó, có 61,83 triệu thẻ nội địa và 6,72 triệu thẻ quốc tế, tăng lần lượt 3,27% và 6% so với cuối năm 2013.

Báo cáo của Hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam đưa ra tại Hội nghị thường niên năm 2014 tổ chức mới đây cho thấy, doanh số thanh toán qua thẻ năm 2013 đạt hơn 1,2 triệu tỷ đồng, tăng hơn 23,37% so với năm 2012 và còn có thể tăng khá mạnh trong những năm tới.

Trên thực tế, nhu cầu sử dụng thẻ của người tiêu dùng Việt Nam ngày một gia tăng cùng với yêu cầu về các dịch vụ tiện ích đi kèm, dựa theo đó việc phát triển sản phẩm, dịch vụ thẻ của ngân hàng cũng trở nên đa dạng. Với mỗi ngân hàng, để thành công trong chiến lược phát triển bán lẻ cần phải tập trung phân tích nhu cầu thị trường và đưa ra được những sản phẩm thẻ tiện ích và phù hợp với người tiêu dùng. Có nghĩa, khách hàng phải thấy được những tiện ích khi sử dụng thẻ, ưu đãi hấp dẫn và quan trọng là phải phù hợp với nhu cầu.

Thời của chất lượng và tiện ích

Hiểu được thực tế đó và nắm bắt được nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng, nhiều ngân hàng đang đẩy mạnh tích hợp những dịch vụ, tiện ích cho những sản phẩm thẻ của mình.

ABBANK là một dẫn dụ. Với định hướng phát triển ngân hàng bán lẻ, ABBANK rất chú trọng đến sản phẩm thẻ, vì đây là kênh dễ tiếp cận với người tiêu dùng nhất. Bởi vậy, thời gian qua, ngân hàng này đã gia tăng thêm khá nhiều tiện ích và chất lượng cho những chiếc thẻ của mình, như: chuyển khoản trong & ngoài hệ thống, nạp tiền điện thoại, nạp thẻ game trên các kênh thanh toán hóa đơn tiền điện, thanh toán hóa đơn viễn thông, hóa đơn tài chính, thanh toán online thanh toán mua sắm hàng hóa dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ (POS).

Mới đây nhất, ABBANK đã triển khai kết nối thành công với hệ thống ATM của Maybank (ngân hàng lớn nhất của Malaysia và cũng là cổ đông lớn của ABBANK). Với việc kết nối thành công, chủ thẻ của ABBANK YOUcard và chủ thẻ của Maybank có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch: rút tiền, tra cứu số dư tài khoản, chuyển khoản và đổi mã PIN tại hệ thống ATM của Maybank tại Malaysia cũng như tại hệ thống ATM của ABBANK tại Việt Nam. Trong thời gian tới, 2 ngân hàng này sẽ thực hiện kết nối với toàn bộ hệ thống ATM của Maybank trên toàn thế giới.

Ông Phạm Duy Hiếu - Tổng giám đốc ABBANK cho biết, việc kết nối hệ thống ATM giữa ABBANK và Maybank là một trong các hoạt động hợp tác quan trọng giữa hai bên, với mục đích nhằm đa dạng hóa tiện ích cho khách hàng sử dụng thẻ của 2 bên.

Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác song phương trong hoạt động phát triển sản phẩm - dịch vụ, nhằm cung cấp những sản phẩm – dịch vụ hiện đại, linh hoạt cho khách hàng. Thành công của Dự án kết nối hệ thống ATM giữa ABBANK và Maybank lần này có thể là bước khởi đầu cho mục tiêu đưa thương hiệu và sản phẩm dịch vụ của ABBANK vươn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam”, ông Hiếu cho biết thêm.

Thực tế, với mạng lưới hơn 3.000 ATM tại Malaysia và mạng lưới kết nối trên 4.400 ATM toàn cầu của Maybank, việc kết nối thành công với ABBANK tại Việt Nam mở ra một bước tiến mới trong mối quan hệ hợp tác – đầu tư giữa ABBANK và Maybank trong tương lai.

Bước đi này được giới chuyên gia đánh giá cao dựa trên sức cầu khá lớn từ người sử dụng thẻ để đi du lịch, du học, công tác, kinh doanh… tại nước ngoài. Cho nên, việc liên thông thẻ với thị trường thẻ thế giới là việc cần phải làm của các ngân hàng.

Thật ra, nhu cầu này cũng đã được ABBANK nhận thấy ngay từ khi triển khai phát hành sản phẩm thẻ của mình. Được đầu tư và đưa vào hoạt động từ năm 2007, hiện nay hệ thống ATM của ABBANK không ngừng được chú trọng và phát triển mạnh trên toàn quốc và vươn ra thế giới thông qua kết nối với mạng lưới ATM của liên minh BanknetVN và SmartLink.

Đồng thời vào năm 2012, ABBANK đã thực hiện kết nối thành công hệ thống ATM với ITMX của Thái Lan (National ITMX Co. Ltd) và KFTC của Hàn Quốc (Korea Financial Telecommunications & Clearings Institute).

Năm 2013, ABBANK đã thực hiện kết nối thành công hệ thống ATM với tổ chức chuyển mạch thẻ quốc tế MEPS của Malaysia (Malaysian Electronic Payment System Sdn Bhd), và Tổ chức chuyển mạch UC của Liên bang Nga thông qua liên minh BanknetVN.

Không chỉ kết nối đầu tư vào chiều sâu, ABBANK cũng chú trọng tới dịch vụ bề nổi của sản phẩm thẻ. Theo đó, chủ thẻ ABBANK YOUcard có thể thực hiện chuyển khoản liên ngân hàng với mạng lưới của 27 ngân hàng trong nước tham gia. Với mạng lưới này, khác hàng có thể thực hiện: Chuyển & Nhận tiền tức thì, ngoài giờ giao dịch & 7 ngày trong tuần; Phí chuyển khoản ưu đãi: 6,600 VNĐ/1 giao dịch; Giới hạn chuyển khoản: 30 triệu đồng/lần & tối đa 200 triệu đồng/ngày (Giới hạn chuyển tiền có phân biệt theo hạng thẻ).

HM

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước