Cú chuyển mình táo bạo của ngành nhân sự khi sử dụng nguồn lực cộng đồng

(Dân trí) - Sử dụng nguồn lực cộng đồng theo mô hình kinh tế chia sẻ đang được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực tuyển dụng nhằm nâng cao hiệu suất và tối ưu hoá chi phí.

Cú chuyển mình táo bạo của ngành nhân sự khi sử dụng nguồn lực cộng đồng - 1

Uber và Airbnb là hai trong số những ví dụ rõ ràng nhất, phát triển thành các công ty tỷ đô khi sử dụng công nghệ để kết nối sức mạnh cộng đồng.

Kinh tế chia sẻ (sharing economy) là một hệ thống kinh tế trong đó tài sản hoặc dịch vụ được chia sẻ giữa các cá nhân, miễn phí hoặc có tính phí thông qua phương tiện internet. Với nền kinh tế chia sẻ, thị trường sẽ trở nên cạnh tranh hơn vì dịch vụ không chỉ được cung cấp từ một cá nhân mà sẽ là từ cộng đồng (cộng đồng tài xế, cộng đồng khách sạn hoặc cộng đồng nhân sự).

Gần đây, động thái khiến cộng đồng công nghệ thế giới khá bất ngờ là sau ngành ô tô, khách sạn, xu hướng này đã lấn sân mạnh mẽ sang ngành nhân sự - lĩnh vực vốn bị đánh giá cứng nhắc và khó dịch chuyển do những quy định khắt khe về luật lao động.

Nền tảng

Dịch vụ

RecruitLoop (Úc)

Một nền tảng cho các nhà tuyển dụng tự động hóa và thuê ngoài quy trình tuyển dụng theo yêu cầu.

Relode (Mỹ)

Mạng lưới tuyển dụng bằng nguồn lực cộng đồng trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ (Healthcare)

Reflik (Mỹ)

Một nền tảng kết nối các nhà tuyển dụng và chuyên gia nhân sự

Visage (Mỹ)

Nhà tuyển dụng đăng một công việc trên Visage và nhận 10 ứng viên đủ điều kiện trong vòng năm ngày mà không gặp rắc rối về nguồn cung ứng.

CVreferral (Việt Nam)

Nền tảng tuyển dụng qua nguồn giới thiệu bằng cách kết nối nhà tuyển dụng và cộng tác viên tuyển dụng

Một số nền tảng công nghệ sử dụng nguồn lực cộng đồng theo hình thức kinh tế chia sẻ trong ngành nhân sự

Mô hình kinh tế chia sẻ của ngành ô tô, khách sạn đã có những bước tiến rõ rệt so với mô hình kinh doanh truyền thống khi xuất hiện những thương hiệu tỷ đô như Uber, AirBnB, Didi Chuxing… thì ngành nhân sự vẫn chưa có một nền tảng nào thật sự trở thành kỳ lân công nghệ. Tại Việt Nam, CVreferral đang là nền tảng hiếm hoi đi theo con đường phát triển này với 300 cộng tác viên (CTV) trên cả nước phục vụ khoảng 1.000 đơn hàng tuyển dụng mỗi tháng từ các doanh nghiệp.

Sử dụng sức mạnh cộng động giúp nhà tuyển dụng tìm được ứng viên ưng ý với mức phí tốt nhất, còn CTV thì gia tăng thu nhập. Theo thống kê năm 2017 của SHRM, doanh nghiệp thường dành khoảng 15% chi phí nhân sự vào hoạt động tuyển dụng, bao gồm phí thuê đại lý, kiểm tra lý lịch, chi phí quảng cáo… Đồng thời, còn phải mất hàng tuần mới có thể nhận được ứng viên ưng ý. Trong khi đó, nếu sử dụng các nền tảng công nghệ qua nguồn lực cộng đồng để tuyển dụng, doanh nghiệp có thể tiết kiệm tối thiểu 50% chi phí và thời gian tuyển dụng.

Ông Phạm Xuân Tùng - Đồng sáng lập nền tảng CVreferral cho biết: “Xu hướng sử dụng nguồn lực cộng đồng theo mô hình kinh tế chia sẻ đã được ứng dụng khá phổ biến trong ngành nhân sự. Tại Úc có RecruitLoop giúp giảm 70% chi phí so với Agency nhân sự truyền thống, Reflik của Mỹ được biết giúp giảm 50% chi phí và thời gian tuyển dụng. Với CVreferral, thống kê vào năm 2018 của chúng tôi cho thấy, tuỳ vào vị trí thì mức giảm về thời gian và chi phí sẽ khác nhau, mức thấp nhất là 50% cho cấp Executive (lương từ 10 - 15 triệu đồng) và cao nhất là 78% cho cấp Middle Manager (lương dao động từ 23 - 30 triệu đồng).”

Một trong các yếu tố càng khiến xu hướng sử dụng sức mạnh cộng đồng bùng nổ dữ dội chính là trào lưu làm freelancer của giới trẻ. Theo khảo sát Freelancing tại Mỹ năm 2017 do Liên minh Freelancing và Upwork phối hợp thực hiện, cho thấy 50,9% dân số Hoa Kỳ sẽ là freelancer trong 10 năm nếu tiếp tục gia tăng với tốc độ hiện tại. Cụ thể, số lượng người làm việc tự do ở Hoa Kỳ đạt 57,3 triệu trong năm 2017, tăng 8,1% so với mức 53 triệu trong năm 2014. Tại Việt Nam, mặc dù chưa có thống kê chính thức về số lượng freelancer, nhưng nhiều doanh nghiệp đã “đi tắt đón đầu” như mở co-working space để phục vụ giới “làm việc tự do” này. Trong ngành tuyển dụng, dạo quanh các group Facebook, dễ dàng tìm thấy các post doanh nghiệp đăng tuyển freelancer vào mùa cao điểm hoặc để xử lý các công việc khó.

Cú chuyển mình táo bạo của ngành nhân sự khi sử dụng nguồn lực cộng đồng - 2
Doanh nghiệp thường xuyên đăng tuyển tìm freelancer trên các group Facebook và nhận được rất nhiều tương tác, inbox

Trung bình các bạn làm CTV nếu mỗi ngày dành tầm từ 30 đến 60 phút lọc CV và gửi cho các nhà tuyển dụng có thể kiếm được từ 8-10 triệu/tháng, theo thống kê từ CVreferral. Với các bạn Headhunter (săn đầu người) nhiều kinh nghiệm, thu nhập sẽ còn tăng lên đáng kể vì doanh nghiệp sẵn sàng chi từ 10 triệu đến 2 tháng lương của ứng viên cho mỗi trường hợp tuyển thành công.

Có thể thấy, nguồn lực cộng đồng và mô hình kinh tế chia sẻ đã mở ra nhiều lối đi mới cho ngành nhân sự. Mặc dù chưa có nền tảng nào thực sự trở thành “thương hiệu tỷ đô” nhưng những lợi ích về chi phí, thời gian cho nhà tuyển dụng và cộng tác viên là các tín hiệu tích cực để thị trường có thể tiếp tục kỳ vọng và mong chờ.

P.V

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm