“Cơn bão” hàng Thái đang ở cấp số mấy trên thị trường Việt?

(Dân trí) - Các nhà bán lẻ Việt Nam chắc chắn biết rõ được mục tiêu xâm nhập thị trường nhưng để khắc chế được một “Metro Thái Lan” nữa sẽ là chuyện đau đầu cả những đại gia bán lẻ ngoại tầm cỡ như Big C hay cả "người mới" như Lotte và Aoen.

Không khó để nhận ra những cửa hàng chuyên bán hàng cố xuất xứ từ Thái Lan: cửa hàng tiêu dùng Thái Lan, hàng xách tay Thái, siêu thị mini Thái trên các tuyến phố lớn ở Hà Nội. Dường như, sau những thành công tại thị trường tiêu dùng Nam bộ, TP HCM, các mặt hàng Thái Lan đang len lỏi ở nhiều ngõ ngách ở thị trường Hà Nội. Nếu ví hàng Thái là cơn bão thì chắc chắn nó đã, đang và sẽ còn là cơn bão với sức gió rất lớn. Vậy, vì sao hàng Thái được người tiêu dùng Việt ưa chuộng? và hàng Việt sẽ sẽ đối phó như thế nào trước cơn bão đã được các ông chủ Thái lên kế hoạch sắp đặt?

Metro đã thuộc vào tay tỷ phú Thái Lan Chearavanont với giá gần 900 triệu USD
Metro đã thuộc vào tay tỷ phú Thái Lan Chearavanont với giá gần 900 triệu USD

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Thanh long đổ đầy đường

* Trung tâm thương mại cao cấp đìu hiu, lời cảnh báo cho Lotte
* Ấn Độ muốn Chủ tịch TQ hoãn thăm
* Thanh lý váy hàng hiệu 5.000 USD, ai mua?
* Đủ 21 tuổi, người Việt được chơi casino?

Cơn bão thực sự trên thị trường

So với TP HCM và các địa phương phía Nam, tần suất các cửa hàng và sự hiện diện của hàng tiêu dùng Thái tại Hà Nội không sánh kịp, song hai năm trở lại đây nó đã trở thành trào lưu khá phổ biến tại các con phố mua sắm lớn. Không khó để tìm ra những của hàng Thái trên tuyến như Tây Sơn, Lê Trọng Tấn, Cầu Giấy, Ngã Tư sở, Giảng Võ, Đội Cấn... Điểm lợi thế trong cạnh tranh của hàng hóa Thái Lan là đa dạng chủn loại, mẫu mã phong phú và chất lượng đảm bảo. Rất nhiều sản phẩm tiêu dùng của Thái Lan như: dầu gội, sữa tắm, hóa mỹ phẩm đang được rất nhiều người tiêu dùng sính chẳng khác gì đồ Nhật. Họ hoàn toàn tin tưởng ở những thương hiệu hàng Thái mặc dù chỉ là hàng xách tay.

Phương thức mua bán cũng khá đa dạng, các bà chủ cửa hàng đồ Thái rất nhiều người trẻ nắm bắt được gu thẩm mỹ và tâm lý sinh đồ ngoại của người tiêu dùng đã cân nhắc bán các sản phẩm như: chuyên về mỹ phẩm, chuyên bánh kẹo, hoặc đồ điện tử, gia dụng… Phương thức bán hàng cũng được đa dạng hóa, mua trực tiếp, mua qua giới thiệu, đặt hàng hoặc mua theo nhóm để lấy từng lô hàng xách tay. Đây chính là phương thức đang được nhiều người lựa chọn và thích thú.

Có nhiều ý kiến của các DN nhập khẩu cho rằng: Việc hàng hóa Thái Lan hay Singapore, Malaysia vào Việt Nam là chuyện rất bình thường, nó là một biểu hiện của xu hướng toàn cầu hóa, lan tỏa của các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia, ký kết. Tuy nhiên, dưới góc độ là chuyên gia dự báo, T.S Lê Đăng Doanh ví von: “Thị trường trong nước là cái móng, móng có vững, nhà mới khỏe, lúc đó mới có thể làm thêm các tầng. Độ phủ của hàng Thái đang dấy lên nhiều lo ngại cho hàng Việt và DN Việt. Dù trong sân chơi hội nhập, chúng ta phải chấp nhận và tìm hướng đi, nhưng nếu cứ để hàng Thái tiếp tục lấn át, DN Việt sẽ không thể nói được chuyện hướng ra xuất khẩu được nữa”.

Theo Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã nhập siêu từ Thái Lan 1,37 tỷ USD, năm 2013 Việt Nam cũng nhập siêu từ thị trường này là 3,2 tỷ USD. Với tình hình chung khi nhu cầu tiêu dùng hàng Thái đang tăng mạnh, ước tính 6 tháng còn lại, nhập siêu sẽ lớn hơn vì cuối năm mới là thời cao điểm hàng hóa và mua sắm.

Mặc dù phải đến năm 2015 mới là thời điểm chính thức để Việt Nam thực hiện các cam kết hội nhập khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, việc hàng loạt đại lý, cửa hàng mọc lên như nấm hạn sau mưa; các siêu thị lớn, nhỏ bị các đại gia Thái thâu tóm, cộng thêm lượng nhập siêu hàng hóa luôn gia tăng lớn trong thời gian gần đây… hàng Thái, DN Thái đang gây cơn bão thực sự lớn đối với thị trường bán lẻ và DN Việt Nam trước cả giờ G điểm tới.

Dấu ấn của những trùm tư bản Thái

Thành công trong cuộc chinh phục người tiêu dùng của các thương hiệu Thái là lý do khách quan từ tâm lý sinh ngoại của người tiêu dùng Việt Nam, trong khi hàng Trung Quốc bị tẩy chay thì hàng Việt Nam chưa đáp ứng được những mong mỏi của tiêu dùng. Bên cạnh đó, xu hướng tiêu dùng theo tâm lý đám đông đang manh nha hình thành, chỉ qua 1 đến 2 lần sử dụng thấy kết quả tốt, chắc chắn người tiêu dùng sẽ lựa chọn.

Tuy nhiên, việc hàng Thái đổ bộ vào Việt nam như “cơn bão” hiện nay cũng do chủ quan của giới DN nước này. Suốt 12 năm dòng, các DN Thái miệt mài tự tổ chức xúc tiến hàng hóa Thái tại thị trường Việt Nam 4 lần/năm. Mỗi dịp như thế, hàng trăm DN tham gia và đến nay họ gặt hái thành quả cũng là điều xứng đang. Họ có kế hoạch xâm nhập bài bản từ thí điểm quảng bá thương hiệu đến đưa hàng qua đường xách tay, mở thử nghiệm chuỗi phân phối, đại lý nhượng quyền và đến nay là chuỗi cung ứng, các đại lý bán lẻ. Cạnh tranh của các nhà phân phối Thái rất trực diện và đi vào hiệu quả chứ không chỉ bằng vài ba cuộc vận động tiêu dùng hàng trong nước như các DN Việt Nam thường làm.

Điểm nhấn quan trọng nhất để đưa hàng Thái Lan vào thị trường Việt dễ dàng và các DN Thái cũng xâm nhập ồ ạt chính là vai trò của các DN lớn – ông trùm tư bản Thái. Thái độ chủ động mua lại, xâm nhập thị trường bán lẻ của những ông chủ tư bản Thái Lan trong mấy năm gần đây đã “đường hoàng chính tiến” đưa hàng Thái vào Việt Nam, khiến nhiều DN nước này mạnh dạn hơn trong phối hợp chuỗi bán buôn, bán lẻ.

Nếu quan tâm, người ta có thể để ý đến một loạt chiến lược xâm nhập của ông chủ mới của Metro là tập đoàn Berli Jucker Corpozation (BJC). Năm 2012, BJC cũng đã rót 1 tỷ Bath (656 tỷ đồng) cùng với Tập đoàn Mongko mở siêu thị phân phối hàng Thái vào thị trường Việt Nam và ba nước Đông dương (Lào, Campuchia). Kế đến, đầu năm 2013, Tập đoàn của tỷ phú Chearavanont này cũng đã mua đứt hệ thống siêu thị  Family Mart của liên doanh Việt - Nhật để đổi tên 40 cửa hàng, siêu thị trên địa bàn TP HCM thành chuỗi siêu thị B’mart cung cấp 60% hàng Thái phục vụ người Việt.

Tiếp đó, đầu năm nay, thương vụ ồn ào của đại gia bán lẻ số 1 xứ Chùa Tháp là Central group đã tuyên bố mở chuỗi siêu thị siêu thị Robinson Department Store ngay tại Royal City - Hà Nội. Bên cạnh đó, ông chủ này cũng tham vọng cuối năm nay sẽ mở trung tâm thứ hai (ước tính rộng 1000 m2) có tên Crescent Mall tại TP HCM chỉ để bán các thương hiệu của hàng Thái tại Việt Nam.

Và chỉ trong mấy ngày trước tỉ phú số 1 Thái Lan cũng tạo “cơn bão” dư luận khi chi gần 900 triệu USD mua đứt 19 siêu thị bán buôn số 1 của Đức (Metro Việt Nam). Rõ ràng thị trường 90 triệu dân, dân số trẻ, chi tiêu cao và thị trường bán lẻ mới được khai thác 20%... đang là lợi điểm khiến các đại gia Thái mạnh dạn bỏ vốn. Các nhà bán lẻ Việt Nam chắc chắn biết rõ được mục tiêu xâm nhập thị trường nhưng để có thể khắc chế được một “Metro Thái Lan” nữa sẽ là chuyện đau đầu với không chỉ riêng họ mà cả những đại gia bán lẻ ngoại tầm cỡ như Big C (Pháp) hay cả "người mới" như Lotte (Hàn Quốc) và Aoen (Nhật Bản) hiện có mặt tại Việt Nam.

Nguyễn Tuyền

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước