1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Cổ phiếu Sacomreal "cầm máu" sau 10 phiên giảm

(Dân trí) - Trong khi VN-Index quay đầu giảm 0,24 điểm thì HNX-Index tăng điểm nhẹ lên 51,26 điểm. Thanh khoản toàn sàn yếu, chỉ đạt hơn 200 tỷ đồng với 23 triệu cổ phiếu giao dịch. SCR sau chuỗi giảm dài đã lấy lại được sắc xanh trên sàn.

Thanh khoản thị trường thời gian gần đây dường như dựa vào những giao dịch bất thường.

Thanh khoản thị trường thời gian gần đây dường như dựa vào những giao dịch bất thường.

Diễn biến giá của SCR phiên hôm nay dường như cho thấy cổ phiếu này đã bắt đầu hồi phục trở lại. Sau 10 phiên giảm, 5 phiên giảm sàn, SCR đã tăng điểm trở lại với mức tăng 100 đồng/cp.

Khớp lệnh đối với SCR đạt 1,9 triệu đơn vị, cung giá trần cuối phiên còn dư 800 cổ phiếu. Mặc dù giá cổ phiếu này đã giữ khoảng cách với giá sàn 300 đồng/cp và chỉ còn cách giá trần 100 đồng, song cầu giá sàn SCR vẫn còn dư 1,79 triệu đơn vị.

Trước đó, từ khoảng thời gian 9h40' trở về trước, SCR đã có lúc thiết lập được mức giá trần song với lực bán ra khá lớn, mã này đã không giữ được mức giá trần này.

KDC của Kinh Đô hôm nay tăng trần phiên thứ 2 liên tiếp. Biên độ tăng của KDC khá ấn tượng, tăng 1.600 đồng, tương ứng 4,7%. Phiên hôm qua cổ phiếu này cũng đã tăng điểm 5% về giá trị.

Lực mua đối với KDC mạnh, cuối phiên không hề còn dư bán, cầu giá xanh và giá trần vẫn còn dư, trong đó cầu giá trần lớn hơn. Trong khi khớp lệnh chỉ 198 nghìn đơn vị thì nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào 336,39 nghìn cổ phiếu.

Vừa đây, một công ty con của KDC là CTCP Kinh Đô Bình Dương đã đăng ký mua thêm 8 triệu cổ phần KDC trong khoảng thời gian từ 15/11-15/12/2012, nhằm nâng sở hữu lên 8,38%. Tại KDC, Chủ tịch HĐQT ông Trần Kim Thành cũng đồng thời là TGĐ Kinh Đô Bình Dương.

Hai cổ phiếu ngân hàng SHB và MBB những phiên gần đây giao dịch rất mạnh. SHB phiên này khớp 1,86 triệu đơn vị, trong khi MBB khớp 1,83 triệu đơn vị.

Lực cung và lực cầu với SHB đều đạt cao. Cuối phiên, dư mua còn hơn 3 triệu đơn vị, nhưng chủ yếu cầu giá giảm (gần 2,2 triệu đơn vị) và cung còn dư 4,2 triệu đơn vị, song dư bán giá xanh và giá trần, trong đó cung giá trần còn 1,17 triệu đơn vị. Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 273,4 nghìn cổ phiếu SHB. Mức giá của SHB đang tăng 100 đồng/cp.

Các mã cùng ngành khác như CTG, EIB, STB giảm điểm, mức giảm đều 100 đồng mỗi cổ phiếu, khớp lệnh đạt thấp. NVB chưa có khớp lệnh. Trong khi đó ACB và VCB tăng điểm, mức tăng dò dẫm, 100 đồng/cp.

VNM sau thông tin chi mạnh 1.480 tỷ đồng trong 10 tháng để mua sưa bò tươi nguyên liệu, lượng tiêu tỵ tăng 18,4% so cùng kỳ, xuất khẩu tăng hơn 1.000 tỷ đồng so cùng kỳ đã hỗ trợ để mã này lội ngược dòng tăng 1.000 đồng/cp sau mức giảm sâu 2.000 đồng/cp ngày hôm qua.

MSN, FPT đứng giá tham chiếu. HAG và HPG mất lần lượt 400 đồng và 600 đồng/cp. Điểm chung của các mã bluechips trong phiên này là hầu như thanh khoản đều đạt thấp, chính điều này đã khiến thanh khoản trên cả hai sàn không được cải thiện.

ITA cầm giá tham chiếu mặc dù trong phiên đã có những lúc chạm được ngưỡng giá trần, giao dịch 995,56 nghìn đơn vị. Cuối phiên dư mua giá sàn trên 1 triệu đơn vị và dư bán giá trần 1,6 triệu đơn vị.

Phục hồi khỏe phải nói đến MGM. Mã này với 4 phiên giảm, 2 phiên giảm sàn liên tiếp đã duy trì được 4 phiên tăng trần liên tục, tính cả phiên hôm nay. Lực mua khá lớn.

Tương tự hôm qua, do không có những hỗ trợ đến từ các giao dịch lớn bất thường nên thanh khoản trên cả hai sàn đều yếu. HoSE có 12,4 triệu cổ phiếu giao dịch, tương ứng 139 tỷ đồng, HNX có 10,28 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 64,2 tỷ đồng.

Số mã đứng giá trên cả hai sàn chiếm phần lớn, lần lượt là 164 mã tại HoSE và 268 mã tại HNX. Trong khi tính toàn sàn, có tất cả 143 mã tăng, 46 mã tăng trần và 129 mã giảm, 46 mã giảm sàn.

Hai chỉ số diễn biến ngược chiều. VN-Index quay đầu giảm, mất 0,24 điểm còn 385,36 điểm, HNX-Index tăng 0,18 điểm, lên 51,26 điểm. Thị trường đang tỏ ra thận trọng, mức tăng không bền.

Mai Chi

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm