1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Cổ phiếu Bảo Việt giảm hơn 21% sau 1 tháng

(Dân trí) - Riêng trong phiên hôm nay, vốn hóa thị trường của Bảo Việt đã sụt giảm 748 tỷ đồng xuống còn 25.790 tỷ đồng. Tính sau 1 tháng, vốn hóa thị trường của BVH "bốc hơi" 7.145 tỷ đồng.

Giá BVH trong tháng vừa qua giảm mạnh còn do ảnh hưởng xu hướng chung của thị trường.

Giá BVH trong tháng vừa qua giảm mạnh còn do ảnh hưởng xu hướng chung của thị trường.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Chưa rõ ngành nghề nào bị cấm đầu tư!

* “Phong trào” nói không với bán nhà trên giấy

* Siết tải trọng xe: Nảy sinh nhiều bất cập

* Hà Nội tăng giá vé xe buýt từ 1/5

Trong phiên giao dịch hôm nay (23/4/2014), cổ phiếu BVH của Bảo Việt đánh mất 800 đồng/cp tương ứng 2,1% xuống còn 38.200 đồng/cp. Với mức thị giá này, cổ phiếu BVH đã giảm 10.500 đồng tương ứng đánh mất 21,69% sau 1 tháng giao dịch.

 

Riêng trong phiên hôm nay, vốn hóa thị trường của Bảo Việt đã sụt giảm 748 tỷ đồng xuống còn 25.790 tỷ đồng. Tính sau 1 tháng, vốn hóa thị trường của BVH "bốc hơi" 7.145 tỷ đồng.

 

Cổ phiếu BVH giảm điểm sau phiên tăng 1% vào ngày hôm qua (22/4) giữa lúc thị trường ngập thông tin về việc nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn này - ông Trần Trọng Phúc bị khởi tố. Ông Phúc đồng thời cũng là Tổng giám đốc Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt. Bên cạnh nhân vật này còn có hai lãnh đạo khác là Tạ Văn Cần (52 tuổi), nguyên Kế toán trưởng Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt; Trần Minh Thái (39 tuổi), nguyên Kế toán chuyên quản Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt cũng vướng vào vòng lao lý.

 

Các bị can bị khởi tố tội danh “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 285 Bộ Luật Hình sự. Đồng thời các bị can cũng bị áp dụng biện pháp ngăn chặn.


Nhìn chung, trong năm 2013, về mặt hoạt động kinh doanh, Bảo Việt đã đạt được cơ bản kế hoạch đặt ra với  tổng doanh thu hợp nhất đạt 17.096 tỷ đồng, tăng trưởng 6,8% so với năm 2012, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 1.234 tỷ đồng.

 

Do là mã có vốn hóa lớn trên thị trường nên việc giảm điểm của BVH đã tác động tiêu cực lên chỉ số chung. Bên cạnh BVH, nhiều bluechips khác giảm điểm cũng đã khiến thị trường quay đầu cuối phiên. 


VN30-Index mất 1,1 điểm tương ứng 0,17% và qua đó kéo VN-Index mất 0,51 điểm tương ứng 0,09% về 569,36 điểm.

 

FPT mất 1.500 đồng, HSG mất 1.200 đồng, VNM mất 1.000 đồng, PVD mất 1.000 đồng. Trong khi đó, MSN tăng 2.500 đồng, VIC và KDC tăng 1.000 đồng, STB mất 700 đồng... Tuy nhiên các mã này không đủ lực tác động để giữ lại sắc xanh cho VN-Index.

 

HNX-Index vận động trái chiều, tăng 1,21 điểm tương ứng 1,54% lên 79,9 điểm, dù vậy mức tăng này đã thu hẹp so với phiên sáng. Có 80 mã tăng trên HNX trong khi số mã giảm lên tới 135 mã.

 

Khá nhiều mã trên HNX tăng trần như PMS, ITQ, TPH, VTC, PVX, VCV, SCL... TAG, SLS tăng mạnh 2.000 đồng. Tuy vậy, các mã có thanh khoản tốt như SHB, SCR, KLS, PVS, VND, VCG... lại đều mất điểm.

 

Thanh khoản chững lại rõ rệt với khối lượng giao dịch trên HSX chỉ đạt 63,2 triệu cổ phiếu, dòng tiền đạt 1.045,9 tỷ đồng. HNX có 56,1 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 534,5 tỷ đồng.

 

PVX dẫn đầu thanh khoản và đang tăng trần lên 5.300 đồng. Khớp lệnh tại PVX đạt 12,7 triệu cổ phiếu. Thế nhưng, các mã khác như SHB thanh khoản đạt 5,4 triệu, SCR đạt 4,8 triệu, song giá vẫn giảm do áp lực bán mạnh.

 

Khối ngoại duy trì mua ròng phiên thứ 4 liên tiếp, khối lượng mua ròng trên HSX phiên này đạt 3,34 triệu đơn vị tương ứng 78,19 tỷ đồng. Các cổ phiếu được mua ròng chủ yếu là VCB với 426,28 nghìn cổ phiếu, PPC với 281,72 nghìn cổ phiếu và PVT với 220,32 nghìn cổ phiếu.

 

Khối lượng mua ròng trên HNX giảm nhưng vẫn duy trì với 418,4 nghìn cổ phiếu tương ứng 9,97 tỷ đồng. Chủ yếu, danh mục mua ròng vẫn xoay quanh SCR với 385,9 nghìn cổ phiếu, KLS với 245 nghìn cổ phiếu và PVC với 125 nghìn cổ phiếu.

 

Ngược lại, khối ngoại bán ròng 192,35 nghìn cổ phiếu và 119 nghìn cổ phiếu trên HSX; 691 nghìn cổ phiếu trên HNX.

 

Mai Chi

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước