Cơ hội tiếp cận nguồn vốn cho doanh nghiệp xây lắp đường cao tốc
(Dân trí) - Với mục tiêu hoàn thành 5.000 km đường cao tốc trong kế hoạch quy hoạch mạng lưới đường bộ giai đoạn 2021-2030 của Thủ tướng Chính phủ, ngành ngân hàng đã xây dựng nhiều chính sách giúp doanh nghiệp xây lắp dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, trong đó đặt mục tiêu đến năm 2050 mạng lưới đường bộ cao tốc cơ bản hoàn thiện với 41 tuyến, tổng chiều dài hơn 9.000 km.
Trong vòng 5 năm tới, Bộ Giao thông vận tải sẽ khởi công xây mới 67 dự án giao thông, ưu tiên vốn ngân sách nhà nước để đầu tư nhiều tuyến đường bộ cao tốc. Trong đó, có nhiều dự án lớn như cao tốc Bắc Nam; cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; Vành đai 4 Hà Nội; Vành đai 3 TPHCM… Đây đều là các công trình trọng điểm quốc gia, có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, phục vụ đời sống của nhân dân.
Tuy nhiên, để đầu tư xây dựng các tuyến đường cao tốc, nhu cầu vốn là rất lớn. Theo tính toán của Bộ Giao thông vận tải, giai đoạn 2021-2025 sẽ huy động được khoảng 30% - 40% nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Chi phí còn lại, các doanh nghiệp BOT hầu như đều trông chờ vào nguồn vốn ngân hàng.
Với mong muốn tháo gỡ những vướng mắc về nguồn vốn cho doanh nghiệp xây lắp dự án đường cao tốc và định hướng tăng cường giải ngân đầu tư công, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) đã cho ra mắt sản phẩm chuyên biệt "Tài trợ nhà thầu tham gia dự án xây lắp đường cao tốc" với các giải pháp tài chính trọn gói như vay vốn, bảo lãnh, L/C, dịch vụ quản lý tiền tạm ứng - thanh toán…
Ưu điểm vượt trội của gói giải pháp tài chính này là TPBank nhận chính quyền đòi nợ từ hợp đồng đầu ra làm tài sản đảm bảo cho khoản vay và có thể giải ngân lên tới 100% tổng nhu cầu vốn với lãi suất ưu đãi giảm tới 3%/năm, tỷ lệ ký quỹ từ 0% và thời hạn vay tới 12 tháng.
TPBank cũng miễn phí bảo lãnh dự thầu cho gói thầu đầu tiên kèm cơ chế xem xét giảm phí cho các gói bảo lãnh tiếp theo. Đặc biệt, các nhà thầu phụ của dự án cũng có thể tiếp cận với gói giải pháp tài chính ưu việt này của TPBank.
Sở hữu đội ngũ tư vấn viên nhiệt tình, luôn thấu hiểu và cùng tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp, TPBank luôn nỗ lực để đem tới chất lượng dịch vụ tốt nhất cho các khách hàng. Với lợi thế về ngân hàng số, mọi quy trình thủ tục, hồ sơ của TPBank đều được số hóa giúp rút ngắn tối đa thời gian chờ đợi cho khách hàng với thời gian giải ngân chỉ sau 4h làm việc.
Tham gia gói giải pháp tài chính này, khách hàng cũng sẽ được nhận thêm các ưu đãi khác như miễn toàn bộ phí chuyển tiền và các loại phí liên quan tới tài khoản thanh toán trên các kênh online cũng như tại quầy, bao gồm phí quản lý tài khoản, phí chuyển tiền trong và ngoài hệ thống, phí thường niên eBank Biz, phí thanh toán thuế điện tử…
Trở thành khách hàng của TPBank đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ được hưởng mọi quyền lợi, dịch vụ ngân hàng số từ ứng dụng dành riêng cho các khách hàng doanh nghiệp TPBank eBank Biz. Ứng dụng này cho phép khách hàng có thể thực hiện tất cả các giao dịch từ thông thường như tài khoản tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền… cho tới việc gửi các yêu cầu về phát hành, sửa đổi bảo lãnh, thanh toán LC và một số phương thức thanh toán quốc tế khác, gửi các hồ sơ giải ngân tín dụng cho ngân hàng tại bất kỳ đâu 24/7 mà không cần trực tiếp đến ngân hàng.