Chuyện lạ thời khó: Đại gia buồn vì nhiều tiền

Nhiều ông lớn tại Việt Nam đang ngày càng phình to lên với doanh thu liên tục tăng mạnh. Tuy nhiên, đằng sau những con số hàng trăm, hàng nghìn tỷ tăng thêm đầy ấn tượng đó ẩn chứa khá nhiều sự lo lắng.

Cơ đồ cơi nới

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 
Tập đoàn FPT vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2014. Theo đó, DN này đạt 24.287 tỷ đồng doanh thu, tăng 21%. Về tổng thể, doanh thu các lĩnh vực kinh doanh chính của FPT, từ xuất khẩu phần mềm, viễn thông cho tới phân phối, bán lẻ... đều tăng. Tuy nhiên, mảng đóng góp chính vào tăng trưởng lại là phân phối và bán lẻ các sản phẩm IT và điện thoại. Doanh thu của khối này đạt gần 16 nghìn tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ.

Lợi nhuận trước thuế của FPT thậm chí còn giảm. Các mảng phát triển phần mềm, tích hợp hệ thống, dịch vụ tin học đều chứng kiến lợi nhuận trước thuế giảm mạnh, có mảng giảm tới gân 70%. Bức tranh tài chính cho thấy tập đoàn công nghệ này còn nhiều khó khăn trong lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.

Các nhà lãnh đạo thường nắm thời cơ để phát triển mở rộng doanh thu qua đó kỳ vọng mang thêm lợi nhuận về cho cổ đông. Đây có thể là lý do khiến FPT đang đẩy mạnh mảng bán lẻ. Tuy nhiên, hiện tượng tỷ suất lợi nhuận mảng công nghệ suy giảm là điều khiến nhiều NĐT lo ngại bởi đây mới là cái đich của doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực này.

Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (PPC) cũng chứng kiến doanh thu quý III tăng thêm gần 14%. Lợi nhuận sau thuế cao gấp 3,4 lần cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng trong kỳ báo cáo này lại đến từ hoạt động tài chính. PPC hưởng lợi từ việc đồng Yên Nhật mất giá, được ghi nhận vào lãi tỷ giá. Trên thực tế, quý này PPC lỗ gộp hơn 120 tỷ đồng do sản lượng điện thấp và chi phí tăng cao.

Nhiều ông lớn tại Việt Nam đang ngày càng phình to lên với doanh thu liên tục tăng mạnh.

Nhiều ông lớn tại Việt Nam đang ngày càng phình to lên với doanh thu liên tục tăng mạnh.

CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) công bố kết quả kinh doanh cho thấy doanh thu đạt 10.920 tỷ đồng, tăng 66% so với cùng kỳ năm 2013 và đạt 84% kế hoạch năm. Lợi nhuận lũy kế đạt 488 tỷ đồng, vượt 12% kế hoạch năm.

Kết quả này giúp DN này lọt tốp 5 đại gia thống lĩnh thị trường di động. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, khả năng bão hòa của thị trường... là những mối lo ngại của DN. Không ít người lo ngại MWG có thể gặp khó khăn bởi chính sự bùng nổ hệ thống mạng lưới của DN này nếu thị trường bão hòa.

Đại gia Masan (MSN) chưa công bố kết quả kinh doanh quý III, nhưng quý II DN này lỗ gần 230 tỷ đồng cho dù doanh thu tăng vọt so với quý trước và cùng kỳ. Việc triển khai nhiều dự án quy mô lớn là cơ hội cũng là nguy cơ đối với DN.

Có lớn nhưng chưa vui

Kết quả tăng trưởng về doanh thu đối với nhiều DN là đáng mừng. Nó cho thấy sự phát triển về quy mô, về tầm vóc hoặc/và về thị trường, thị phần của DN. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp doanh thu tăng đều được giới đầu tư hào hứng đón nhận.

Trong trường hợp FPT, cổ phiếu này gần như bất động trước và sau khi kết quả quý III được công bố. Một số NĐT cho biết, điều họ quan tâm nhiều hơn là tương lai lâu dài của DN này, với vị thế là một DN hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ.

Nhiều ông lớn tại Việt Nam đang ngày càng phình to lên với doanh thu liên tục tăng mạnh.

Đằng sau những con số hàng trăm, hàng nghìn tỷ tăng thêm đầy ấn tượng đó ẩn chứa khá nhiều sự lo lắng.

Phát biểu hồi đầu tháng này, ông Trương Gia Bình, chủ tịch FPT cho biết, FPT tự tin vươn ra thế giới trong lĩnh vực phần mềm. Ông cho rằng, chiến lược của FPT giờ không phải cạnh tranh trong nước mà cạnh tranh với Ấn Độ, Trung Quốc.

Tuy nhiên, những số liệu chung cho mảng công nghệ vừa công bố có lẽ chưa thể thỏa mãn được ước mơ và khát vọng của nhà lãnh đạo thế hệ đầu này. Tỷ suất lợi nhuận công nghệ sụt giảm cho thấy sự khó khăn và mức độ cạnh tranh trên thị trường là rất lớn.

Điểm sáng của FPT trong thời gian gần đây chính là mảng bán lẻ. Xu hướng đa dạng hóa kinh doanh, giảm hoạt động trong những ngành nghề đang trầm lắng... trở nên phổ biến trong cộng đồng DN trong vài năm gần đây.

Trên TTCK, giới đầu tư đã chứng kiến Hoàng Anh Gia Lai của ông Đoàn Nguyên Đức bỏ bất động sản trong nước chuyển sang nông nghiệp; Gemadept cũng chuyển sang cao su thay vì tập trung vào giao vận và bất động sản; REE xoáy sâu vào đầu tư tài chính...

Sự lớn mạnh của các DN về mặt quy mô là một tín hiệu tốt. Tuy nhiên, tăng doanh thu bằng mở rộng ngành nghề hay tăng doanh thu nhờ chênh lệch tỷ giá... không làm nhiều NĐT an tâm. Mở rộng về thị trường, về thị phần trong hoạt động kinh doanh cốt lõi, hay chính là phát triển theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng và công nghệ... được đánh giá là kết quả bền vững hơn.

"Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh", làm tốt một nghề hơn chín nghề là điều mà DN nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, đây là cái đích không hề dễ tới. Áp lực tăng trưởng, áp lực phát triển có thể khiến nhiều doanh nhân phải lấy ngắn nuôi dài, thậm chí bỏ bớt tham vọng, ước mơ của mình.
 
Theo Huấn Tú
VEF
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm