1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Chuyên gia kinh tế tìm giải pháp dòng tiền cho doanh nghiệp

(Dân trí) - “Nền kinh tế nước ta như một cơ thể vừa thiếu máu, vừa không tiếp nhận được máu, các doanh nghiệp thiếu vốn hoạt động nhưng ngân hàng không tăng được tín dụng” - Tiến sĩ Trần Du Lịch, Uỷ viên Ủy ban kinh tế Quốc hội, Phó trưởng Đoàn ĐBQH. TP.HCM nhận định.

T.S Trần Du Lịch, Uỷ viên Ủy ban kinh tế Quốc hội, Phó trưởng Đoàn ĐBQH. TP.HCM: N
T.S Trần Du Lịch, Uỷ viên Ủy ban kinh tế Quốc hội, Phó trưởng Đoàn ĐBQH. TP.HCM: "Nguy cơ lạm phát vẫn “rình rập” khi mà nguyên nhân bên trong của nền kinh tế chưa được giải quyết"

Phát biểu tại Hội thảo “Giải pháp dòng tiền cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” tổ chức ngày 27/6 tại TP.HCM, TS. Trần Du Lịch nhấn mạnh: “Dù yếu ớt và vẫn ở trong tình trạng tăng trưởng dưới tiềm năng so với công suất đã đầu tư nhưng năm 2013 nền kinh tế Việt nam sẽ là năm hồi phục, nếu thực hiện nhất quán, đồng bộ và có hiệu quả các biện pháp đề ra trong 2 nghị quyết của Chính phủ, tạo niềm tin cho thị trường.

Ông Lịch phân tích về hệ quả của 5 năm bất ổn kinh tế vĩ mô, sức mua chung của nền kinh tế suy giảm mạnh đã tạo nên vòng lẩn quẩn: sức mua giảm - tồn kho tăng; sản xuất giảm - nợ  xấu tăng- tín dụng giảm… Bước vào năm 2013, tuy tình hình có cải thiện hơn, nhưng về cơ bản nền kinh tế đang đối diện với 4 thách thức ngắn hạn như nguy cơ tái lạm phát cao kèm theo sự trì trệ của thị trường sẽ làm cho tình hình khó khăn thêm. Mặc dù CPI 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tăng 2,4% , nhưng nguy cơ lạm phát vẫn “rình rập” khi mà nguyên nhân bên trong của nền kinh tế chưa được giải quyết.

Theo ông Lịch, tình hình nợ xấu chưa được cải thiện nên dòng tín dụng vẫn bị tắt nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ được vốn. Tình trạng thừa tiền thiếu vốn còn kéo dài dẫn đến việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, nhất là doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa. Khả năng kéo giảm lãi suất cho vay không nhiều; khó đáp ứng sự mong đợi của DN. Dự kiến năm nay tăng trưởng tín dụng 12%, nhưng 6 tháng đầu năm tín dụng mới tăng trưởng gần 4%. Vì thế, 6 tháng còn lại của năm sẽ còn khó khăn.

“Năm 2013 nền kinh tế Việt nam đan xen thách thức và cơ hội cả vĩ mô và vi mô. Các khó khăn như sức mua giảm; hàng tồn kho, nợ xấu tăng; lãi suất cao; doanh nhiệp thiếu vốn.. sẽ được cải thiện hơn so với  năm 2012. Nhưng đây cũng là thời kỳ mở ra cơ hội cho những doanh nghiệp năm bắt cơ hội để tái cơ cấu và phát triển bền vững” – Ông Lịch phân tích.

Về chương trình hỗ trợ vốn cho DN của TP.HCM, ông Nguyễn Trung Kiên – Trưởng phòng Phân tích tổng hợp Ngân hàng nhà nước tại Tp.HCM cho biết; tính từ tháng 4/2000 đến 12/2012 TP. mới chỉ bỏ ra 1.626 tỷ đồng nhưng đã huy động được 23.300 tỷ đồng tương ứng với 14 dòng vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong xã hội.

T.S Trần Du Lịch, Uỷ viên Ủy ban kinh tế Quốc hội, Phó trưởng Đoàn ĐBQH. TP.HCM: N
Ông Nguyễn Trung Kiên – Trưởng phòng Phân tích tổng hợp Ngân hàng nhà nước tại Tp.HCM cho rằng phía ngân hàng đã làm tốt công tác hỗ trợ vốn cho DN

Riêng trong giai đoạn tháng 5/2011 đến nay đã có 63 dự án được tham gia tuyển dụng với tổng vốn đầu tư trên 4.715 tỷ đồng, bình quân khoảng 75 tỷ đồng cho 1 dự án. Các dự án này thuộc dự án trọng điểm được TP quan tâm, dù là dự án thương mại nhưng vẫn được TP hỗ trợ ngân sách. Bên cạnh đó, vẫn đảm bảo tín dụng cho các DN vừa và nhỏ; tính đến cuối quý I/2013, quỹ đã ký tổng cộng 108 hợp đồng bảo lãnh với tổng số trị giá khoảng 768 tỷ đồng. Nhằm tạo điều kiệm cho DN tiếp cận và sử dụng được 1.250 tỷ đồng nguồn vốn.

Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển
Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cũng đưa ra các phương án nhằm giúp DN quản trị hiểu quả nguồn vốn 

Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cũng đưa ra các phương án nhằm giúp DN quản trị hiệu quả nguồn vốn như: sử dụng vốn đảm bảo tính bền vững phát triển, không tìm lợi nhuận cao ngắn hạn nhưng làm giảm nguồn lực phát triển của công ty. An toàn về cấu trúc tài chính, vốn chủ sơ hữu trên tổng vốn không thấp hơn 50%. Duy trì lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng lớn hơn nhu cầu chi thường xuyên 2 tháng, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh hàng năm phải bằng tối thiểu 20% so với nợ dài hạn tài chính. Không đầu tư quá 30% vốn chủ sở hữu của công ty vào dự án mới.

Các DN lắng nghe ý kiến của các chuyên gia về giải pháp dòng tiền cho DN
Các DN lắng nghe ý kiến của các chuyên gia về giải pháp dòng tiền cho DN

Liên quan đến việc hỗ trợ nguồn vốn cho các DN, ông Đặng Bảo Khánh – Tổng Giám đốc Ngân hàng SeABank cho biết, hiện ngân hàng này đang có cung cấp gói tín dụng ngắn hạn và dài hạn, trong đó cũng còn khoảng 1800 tỷ đồng, lãi suất 6% dành cho DN vừa và nhỏ kinh doanh lành mạnh, có lịch sử kinh doanh tốt. Và thêm chương trình lãi suất 9,9%, được tài trợ lãi suất cùng với ngân hàng nhà nước (3 tháng).

Trung Kiên

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm