Chuyện "dở khóc dở cười" xung quanh tên thương hiệu

Đã có khá nhiều những “sự cố” thương hiệu diễn ra trên toàn thế giới dở khóc dở cười.

Chuyện dở khóc dở cười xung quanh tên thương hiệu
 
Trong đó có cả những thương hiệu nổi tiếng toàn cầu, khiến người khai sinh những cái tên này cũng thấy choáng: thú vị đến bất ngờ, “méo mó” đến khó đỡ.

Đầu tiên phải kể đến công cụ tìm kiếm Google. Ít ai biết rằng, tên gọi Google xuất phát từ một lỗi chính tả. Từ chính xác mà hai nhà sáng lập Larry Page và Sergey Brin định đặt tên website là Googol (thuật ngữ toán học chỉ số có chữ số 1 đứng trước 100 chữ số 0 phía sau), thuật ngữ này nhằm mục đích thể hiện mục tiêu sắp xếp lượng thông tin khổng lồ trên thế giới web.

Chính sự nhầm lẫn vô tình nhưng thú vị này, người khổng lồ Google trở nên thành công và được yêu mến hơn bao giờ hết.

Chuyện dở khóc dở cười xung quanh tên thương hiệu

Hay như tỉ phú bất động sản Donald Trump từng giễu cái tên Allegis. Bởi vì có rất nhiều loại bệnh kết thúc bằng “-is” như arthritis (viêm khớp), gingivitis (viêm lợi), encephalitis (viêm não) và syphilis (giang mai). Tuy thế, tập đoàn Aventis (kết thúc bằng đuôi “-is”) vẫn có sức ảnh hưởng rất lớn đến ngành khoa học về sức khỏe sau khi hai hãng Rhone-Poulenc và Hoechst sáp nhập với nhau.

Khác với Google, “quả táo cắn dở” Apple chính thức dính “phốt” tên khó đỡ khi Siri, một tính năng thu hút rất nhiều người dùng đến với dòng iPhone 4S oái ăm thay lại mang nghĩa nhạy cảm. Theo Wall Street Journal, Siri trong tiếng Nhật được phiên âm thành “Shiri”, và nó có nghĩa là mông đít. Apple cũng một phen trở thành chuyện phím gây cười cho cư dân mạng.

Hãng điện thoại danh tiếng Nokia cũng khá sốc khi “ngữ nghĩa” của dòng điện thoại mới ra mắt của họ cũng chẳng khá hơn.

Chuyện dở khóc dở cười xung quanh tên thương hiệu

Dòng Lumia thu hút đông đảo giới công nghệ vì đó là những mẫu smartphone đầu tiên của Nokia chạy hệ điều hành Windows Phones, đồng thời góp phần quyết định khả năng “sống còn” của Nokia và mảng kinh doanh hệ điều hành di động của Microsoft…nhưng khó ai ngờ rằng, Lumia trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “prostitute”- gái gọi hay mại dâm.

Cân nhắc hoàn cảnh, từ đồng âm, đồng nghĩa, hay dính đến nghĩa của ngôn ngữ bản địa là điều không thừa khi quyết định chọn tên cho thương hiệu. Đôi khi, trong những hoàn cảnh khách quan khác nhau, việc trùng lắp với những tên gọi dễ gây hiểu nhầm là điều không ai mong muốn. Đó là một quá trình chọn lọc và chẳng dễ dàng khi ngôn ngữ luôn mang đến những điều rất bất ngờ.

5 cách đặt tên thương hiệu cho công ty:

Tên riêng đã “khó lường”, tên chung thời hậu sáp nhập của các công ty cũng gây đau đầu không kém.

Theo Fortune 500, có 5 cách đặt tên thương hiệu cho công ty:

1. Đặt tên mô tả (Descriptive names) như: Bank of America, News Corp…

2. Tên gia đình (Family names) như Ford, Boeing…

3. Tên gợi mở (image names) như Apple, Yahoo, Google…

4. Tên ghép (Coined names) như Microsoft = Micro + software

5. Tên viết tắt (Initial names) như  IBM =International Business Machine

Và nếu như xu hướng đặt tên theo cách 1&2 có dấu hiệu giảm thì cách thứ 4, tên ghép, lại gia tăng đến 213% theo thống kê từ 1955 – 2009.

Tên ghép là xu hướng chính cho các công ty thời hậu sáp nhập- thông thường là những thương hiệu có quy mô và giá trị lớn như nhau.

Bởi bản thân tên ghép mang khá nhiều ích lợi, việc nối kết thương hiệu vừa duy trì được giá trị của thương hiệu cũ đồng thời góp phần vào cộng hưởng sức mạnh của 2 hoặc nhiều thương hiệu được sáp nhập, đơn cử như ConocoPhillips, DaimlerChrysler (DCX), ExxonMobil, JPMorgan Chase (JPM), and Konica Minolta…

Theo Nhịp cầu Đầu tư