Chứng khoán 2012: Khi tin đồn dẫn dắt niềm tin
(Dân trí) - Vụ việc bầu Kiên bị bắt hay thông tin về sự ra đi của CEO Trương Đình Anh tại FPT là hai dẫn chứng tiêu biểu cho luồng tin đi trước dẫn dắt niềm tin đầu tư và qua đó tác động mạnh giá cổ phiếu các doanh nghiệp trên sàn.
Theo đánh giá của Vietnam Report trong báo cáo nghiên cứu thường kỳ Police Debate số 7 công bố ngày 25/12, các bài viết trên truyền thông phân tích về sức mạnh của công ty niêm yết có ảnh hưởng lớn tới niềm tin của công chúng.
Theo đó, niềm tin của một nhà đầu tư cá nhân thường không phải là ngẫu nhiên và có tương quan với các nhà đầu tư cá nhân khác do lắng nghe nhau cũng như cùng xem các báo và chương trình truyền hình tương tự.
Mỗi tin tức về một thay đổi nhỏ trong thu nhập của một công ty hay một chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản có thể dẫn tới sự thay đổi về giá lớn hơn so với mức thay đổi lý thuyết. Ngoài ra, niềm tin còn có xu hướng tồn tại cho đến khi các nhà đầu tư có đầy đủ lý do để thay đổi niềm tin của họ.
Thông qua xác định mối quan hệ nhân quả giữa biến động hàng ngày của VN-Index trong 9 tháng đầu năm 2012 với chỉ số về suy giảm niềm tin vào thị trường trong cùng giai đoạn này, Vietnam Report chỉ ra, có quan hệ nhân quả giữa chỉ số niềm tin của thị trường và biến động của giá cổ phiếu.
Khi hiệu số giữa lượng tin tiêu cực và tin tích cực về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán tăng lên, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng tháo chạy khỏi thị trường thông qua giảm giá các cổ phiếu mà họ đang nắm giữ.
Có một điểm lưu ý ở đây, đó là chỉ số VN-Index không chờ đến lúc thông tin chính thống được công bố mà đã bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng trong hiệu số về tin tiêu cực và tin tích cực từ 3 ngày trước đó.
Xét ở cấp độ từng doanh nghiệp niêm yết, nhóm nghiên cứu đưa ra một ví dụ điển hình là những thông tin không tốt về ban lãnh đạo của doanh nghiệp có ảnh hưởng tiêu cực tới giá cổ phiếu ngay lập tức.
Chẳng hạn, khi thông tin về CEO Trương Đình Anh của FPT nghỉ phép 2 tháng tràn lên mặt báo, giá cổ phiếu FPT đã bị sụt giảm đáng kể so với giai đoạn đi ngang trước đó. Mức giá cổ phiếu đã giảm tới 20%. Trong trường hợp này, các tin xấu đã xuất hiện khoảng 2 ngày trước khi giá cổ phiếu FPT thực sự sụt giảm.
Nguồn: Vietnam Report.
Hay như vụ bắt ông Nguyễn Đức Kiên, thông tin này đã tác động tới giá cổ phiếu ACB theo chiều hướng rất tiêu cực. Giá cổ phiếu ACB đã giảm mạnh từ mức hơn 25.000 đồng xuống tới khoảng 15.000 đồng/cp, tương đương với mức giảm 40%.
Như vậy, trong cơ chế minh bạch hóa ngày càng cao hiện nay, giá chứng khoán sẽ giảm xuống nếu như niềm tin truyền thông bị bào mòn bởi lượng tin xấu dồn dập về doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, giá chứng khoán lại có biến động mạnh trước khi lượng tin xấu dồn dập xuất hiện trên truyền thông, đây có thể là một dấu hiệu của các giao dịch nội gián - nhóm nghiên cứu cảnh báo.
Như vậy, để dự báo về giá cổ phiếu trong tương lại, nhà đầu tư có thể căn cứ trên biến động về niềm tin trên truyền thông (thể hiện bằng số lượng tin tiêu cực, hoặc hiệu số tin tiêu cực và tin tích cực).
Còn về phần doanh nghiệp, để cải thiện niềm tin của các nhà đầu tư thì có thể thông qua chiến lược và các hoạt động truyền thông để đưa đến cái nhìn rõ hơn về thực trạng và tương lai của doanh nghiệp cho thị trường. Đó là bước đi khôn ngoan mà các doanh nghiệp đang thực hiện để tạo những bước chuyển biến tích cực cho giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Theo đó, niềm tin của một nhà đầu tư cá nhân thường không phải là ngẫu nhiên và có tương quan với các nhà đầu tư cá nhân khác do lắng nghe nhau cũng như cùng xem các báo và chương trình truyền hình tương tự.
Mỗi tin tức về một thay đổi nhỏ trong thu nhập của một công ty hay một chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản có thể dẫn tới sự thay đổi về giá lớn hơn so với mức thay đổi lý thuyết. Ngoài ra, niềm tin còn có xu hướng tồn tại cho đến khi các nhà đầu tư có đầy đủ lý do để thay đổi niềm tin của họ.
Thông qua xác định mối quan hệ nhân quả giữa biến động hàng ngày của VN-Index trong 9 tháng đầu năm 2012 với chỉ số về suy giảm niềm tin vào thị trường trong cùng giai đoạn này, Vietnam Report chỉ ra, có quan hệ nhân quả giữa chỉ số niềm tin của thị trường và biến động của giá cổ phiếu.
Khi hiệu số giữa lượng tin tiêu cực và tin tích cực về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán tăng lên, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng tháo chạy khỏi thị trường thông qua giảm giá các cổ phiếu mà họ đang nắm giữ.
Có một điểm lưu ý ở đây, đó là chỉ số VN-Index không chờ đến lúc thông tin chính thống được công bố mà đã bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng trong hiệu số về tin tiêu cực và tin tích cực từ 3 ngày trước đó.
Xét ở cấp độ từng doanh nghiệp niêm yết, nhóm nghiên cứu đưa ra một ví dụ điển hình là những thông tin không tốt về ban lãnh đạo của doanh nghiệp có ảnh hưởng tiêu cực tới giá cổ phiếu ngay lập tức.
Nguồn: Vietnam Report.
Như vậy, trong cơ chế minh bạch hóa ngày càng cao hiện nay, giá chứng khoán sẽ giảm xuống nếu như niềm tin truyền thông bị bào mòn bởi lượng tin xấu dồn dập về doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, giá chứng khoán lại có biến động mạnh trước khi lượng tin xấu dồn dập xuất hiện trên truyền thông, đây có thể là một dấu hiệu của các giao dịch nội gián - nhóm nghiên cứu cảnh báo.
Như vậy, để dự báo về giá cổ phiếu trong tương lại, nhà đầu tư có thể căn cứ trên biến động về niềm tin trên truyền thông (thể hiện bằng số lượng tin tiêu cực, hoặc hiệu số tin tiêu cực và tin tích cực).
Còn về phần doanh nghiệp, để cải thiện niềm tin của các nhà đầu tư thì có thể thông qua chiến lược và các hoạt động truyền thông để đưa đến cái nhìn rõ hơn về thực trạng và tương lai của doanh nghiệp cho thị trường. Đó là bước đi khôn ngoan mà các doanh nghiệp đang thực hiện để tạo những bước chuyển biến tích cực cho giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Mai Chi