1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung khiến GDP thế giới mất 430 tỷ USD

(Dân trí) - Đòn áp thuế nhập khẩu lên 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc mới đây đã phá tan dự đoán về các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ-Trung sẽ xoa dịu những căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang ngày càng căng thẳng. (Nguồn: SCMP)
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang ngày càng căng thẳng. (Nguồn: SCMP)

Tuy nhiên, toàn thị trường lại bị lừa bởi những tín hiệu hỗn loạn từ phía Hoa Kỳ khi Bộ Tài chính thì tỏ ra háo hức để các cuộc đàm phán thương mại trở lại đúng hướng, trong khi Nhà Trắng lại không có ý định xoa dịu áp lực lên Trung Quốc.

Những dấu hiệu mâu thuẫn này cũng đã xuất hiện từ hồi tháng 7. Khi đó, các cuộc đàm phán thương mại do Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc dẫn đầu dường như diễn ra suôn sẻ cho đến khi bị ông Trump bác bỏ, cũng là người đã “bắn phát súng” đầu tiên trong cuộc chiến thương mại này.

Theo tờ South China Morning Post, hành động mới nhất từ ​​chính quyền ông Trump đã đưa cuộc xung đột thương mại lên một tầm cao mới. Không chỉ về số lượng hàng hóa phải chịu mức thuế cao hơn 4 lần so với lần áp thuế đầu tiên, ông Trump cũng đe dọa sẽ đánh thuế trừng phạt đối với tất cả mọi thứ mà Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ nếu Bắc Kinh trả đũa.

Tuy nhiên, lời đe dọa này dường như không hiệu quả. Với việc Trung Quốc công bố các mức thuế quan trị giá 60 tỷ USD cho các sản phẩm của Mỹ, Trung Quốc đang chờ đợi động thái kế tiếp từ Tổng thống Trump khi chính thức biến cơn ác mộng tồi tệ nhất của thị trường thành hiện thực.

Theo một số tờ báo Trung Quốc, về mặt chính trị, rất khó để thấy mọi thứ có thể bình thường trở lại trong thời gian tới. Sau khi thể hiện lập trường cứng rắn trước toàn thế giới, cả hai bên đều có thể dừng lại một cách khéo léo và thực tế mà không mất mặt chút nào.

Những cân nhắc chính trị này đã biến thành những trở ngại lớn đối với việc giải quyết mâu thuẫn trong tương lai gần, và có thể sẽ khó chấm dứt sự bế tắc cho đến sau cuộc bầu cử tháng 11 tới. Điều đáng lo ngại là trò chơi chính trị này cũng có thể đưa nền kinh tế thế giới lao dốc.

Một cuộc chiến thương mại toàn diện có thể khiến nền kinh tế Mỹ mất gần 0,5% GDP khi các hiệu ứng phản hồi trong nước và quốc tế được xem xét. Hơn nữa, chỉ cần một phản ứng tiêu cực từ thị trường tài chính cũng có thể gây ra nhiều thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ, nâng mức tổn thất lên gần 1% GDP trong 24 tháng tới.

Đáng nói, Trung Quốc còn mất nhiều hơn khi xuất khẩu sang Mỹ. Dựa trên các mức thuế đã được đề xuất, sẽ có một cú sốc GDP giảm gần 1% trong vòng 12 tháng tới. Thiệt hại đó sẽ mở rộng đến hơn 2% GDP của Trung Quốc nếu ông Trump quyết định áp thuế tất cả hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ với mức thuế cao hơn.

Một lần nữa, tác động kết hợp của những cú sốc kinh tế và tài chính thực sự có thể gây ra sự mất mát nghiêm trọng đối với niềm tin của nhà đầu tư, và gây nên một sự điều chỉnh đáng kể trong thị trường tài sản Trung Quốc.

Ngoài ra, chiến tranh thương mại cũng sẽ lây lan nghiêm trọng, lan rộng ra ngoài hai nước liên quan. Chuỗi cung ứng toàn cầu và thị trường tài chính chính là “đường dây” truyền cú sốc này ra toàn nền kinh tế thế giới. Trong khi đó, châu Á sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất, do mức độ hội nhập rất lớn của chuỗi cung ứng với các hoạt động sản xuất và lắp ráp của Trung Quốc.

Hồng Vân

Theo South China Morning Post

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung khiến GDP thế giới mất 430 tỷ USD - 2