Chặng đường làm giàu 100 năm của Qatar

(Dân trí) - Đất nước Trung Đông nhỏ bé Qatar với dân số vỏn vẹn 280.000 người đã vươn lên từ nghèo khổ để trở thành quốc gia có thu nhập đầu người cao nhất thế giới.

Theo trang Business Insider, GDP bình quân đầu người của Qatar hiện ở mức 98.800 USD. Thậm chí, con số này còn bị cho là chưa tính hết được sự giàu có thực sự người dân Qatar

Dưới đây là quá trình làm giàu của đất nước Qatar trong hơn 100 năm qua:

Chặng đường làm giàu 100 năm của Qatar
Qatar nằm dưới sự cai trị của gia tộc Al-Thani từ đầu thập niên 1900 khi nước này trở thành một xứ bảo hộ thuộc Anh. Vào ngày 17/7/1913, Shaikh Abdullah Bin Qassim Al-Thani (thứ hai từ trái sang) trở thành người cai trị của Qatar.


Chặng đường làm giàu 100 năm của Qatar
Khi đó, ngành công nghiệp chính của Qatar là mò ngọc trai và đánh bắt cá. Khi giá ngọc trai sụt giảm mạnh vào thập niên 1920, nước này rơi vào nghèo đói, suy dinh dưỡng và bệnh tật tràn lan.


Chặng đường làm giàu 100 năm của Qatar
Năm 1939, dầu được phát hiện ở Dukhan, Qatar. Do Chiến tranh Thế giới thứ 2, mãi tới năm 1949, mỏ dầu này mới được khai thác mạnh. Trữ lượng của mỏ dầu này lớn, nhưng không thấm vào đâu nếu so với trữ lượng khí đốt mà Qatar phát hiện 30 năm sau đó.


Chặng đường làm giàu 100 năm của Qatar
Năm 1951, Qatar sản xuất 46.500 thùng dầu mỗi ngày, tương đương doanh thu 4,2 triệu USD. Việc phát hiện các mỏ dầu ngoài khơi và hãng Shell bắt tay vào khai thác nâng sản lượng dầu của Qatar lên 233.000 thùng mỗi ngày.


Chặng đường làm giàu 100 năm của Qatar
Nguồn thu mới từ xuất khẩu dầu khiến gia tộc cai trị Qatar ngày càng trở nên giàu có và từ từ bắt đầu quy trình hiện đại hóa đất nước. Trường học, bệnh viện, nhà máy điện, nhà máy khử muối, và đường dây điện thoại đầu tiên của Qatar cùng đi vào hoạt động trong thập niên 1950.


Chặng đường làm giàu 100 năm của Qatar
Doanh thu từ dầu tăng đều đặn trong thập niên 1960 và gia đình Al-Thani củng cố quyền lực bằng cách đưa người thân vào các vị trí cấp cao trong Chính phủ. Toàn bộ thành viên của gia đình này cùng được hưởng các khoản trợ cấp kếch xù.


Chặng đường làm giàu 100 năm của Qatar
Qatar giành độc lập vào năm 1971 sau khi Anh tuyên bố rút toàn bộ nghĩa vụ quân sự của mình khỏi bờ Đông của kênh đào Suez.


Chặng đường làm giàu 100 năm của Qatar
Ngày 22/2/1972, Khalifa ibn Hamad lật đổ cha mình là Tiểu vương Ahmad ibn Ali khi ông này đang đi săn ở châu Phi. Khalifa ibn Hmad cắt giảm chi tiêu của hoàng gia và tăng chi tiêu cho các chương trình xã hội, nhà ở, y tế, giáo dục và lương hưu.


Chặng đường làm giàu 100 năm của Qatar
Năm 1971, mỏ khí đốt lớn nhất thế giới South Pars/North Dome Gas-Condensate được phát hiện ở bờ biển ngoài khơi Qatar. Sản lượng dầu của nước này khi đó đang cao nên mỏ khí này chưa được khai thác ngay.


Chặng đường làm giàu 100 năm của Qatar
Nhờ mỏ North Field, Qatar là nước có trữ lượng khí đốt lớn thứ ba thế giới sau Nga và Iran, vào khoảng 896 tỷ feet khối.


Chặng đường làm giàu 100 năm của Qatar
Giá dầu giảm chóng mặt vào thập niên 1980 khiến nền kinh tế Qatar ngưng trệ, buộc nước này phải bắt tay vào khai thác mỏ khí đốt North Field vào năm 1989. Đến năm 1995, tình hình nền kinh tế vẫn chưa được cải thiện.


Chặng đường làm giàu 100 năm của Qatar
Sheikh Hamad bin Khalifa Al-Thani lật đổ tiểu vương Emir Khalifa bin Hamad trong một cuộc đảo chính không đổ máu khi vị tiểu vương này đang ở Thụy Sỹ. Sheikh Hamad đã mở ra một hướng đi hoàn toàn mới cho Qatar.


Chặng đường làm giàu 100 năm của Qatar

Một trong những quyết định đầu tiên của Sheik Hamad khi lên lãnh đạo Qatar là đẩy nhanh khai thác mỏ North Dome. Không lâu sau, Qatar bắt đầu xuất khẩu khí đốt. Chỉ trong vòng 15 năm, nước này đã xây dựng 14 nhà máy khí hóa lỏng bằng cách hợp tác với công ty nước ngoài.

Chặng đường làm giàu 100 năm của Qatar
Vào cuối thập niên 1990, Qatar ký kết các thỏa thuận chia sẻ sản lượng với nhiều công ty dầu khí nước ngoài. Các công này dùng công nghệ khoan ngang để hạn chế sự suy giảm sản lượng.


Chặng đường làm giàu 100 năm của Qatar
Năm 1996, Qatar xây dựng căn cứ không quân “tỷ đô” al-Udeid giữ vai trò là một cơ sở hậu cần và chỉ huy cho quân đội Mỹ. Mối quan hệ đối tác quân sự với Mỹ giúp Qatar có được mức độ an ninh cao chưa từng có.


Chặng đường làm giàu 100 năm của Qatar
Năm 1997, Qatar bắt đầu các thỏa thuận dài hạn cung cấp khí đốt khối lượng lớn cho Tây Ban Nha và Nhật Bản. Dần dần, nước này ngày càng có nhiều khách hàng.
Nhờ sản lượng dầu đều đặn và sản lượng khí đốt cao, GDP của Qatar đã tăng vọt trong 15 năm qua.

Chặng đường làm giàu 100 năm của Qatar
Để tránh nguy cơ bị hẫng khi tài nguyên cạn kiệt, Qatar đã đa dạng hóa nền kinh tế. Năm 1998, nước này xây dựng Thành phố Giáo dục với học xá của 6 trường đại học Mỹ và 2 trường đại học châu Âu, cùng các trung tâm nghiên cứu lớn.

Chặng đường làm giàu 100 năm của Qatar
Nhờ nguồn thu từ dầu khí, Qatar đã thiết lập được một quỹ lợi ích quốc gia 170 tỷ USD. Quỹ này đã bắt đầu hoạt động như một quỹ đầu cơ.

Chặng đường làm giàu 100 năm của Qatar
Năm 2003, Qatar thành lập Cơ quan Đầu tư Qatar (QIA) để biến nguồn thu từ dầu khí thành các khoản đầu tư tạo thu nhập khác. Cơ quan này đã rót những khoản vốn lớn vào các ngân hàng và công ty phương Tây như Barclays Bank, Credit Suisse, Harrods, Porsche, Volkswagen… và đội bóng Paris Saint-Germain.

Chặng đường làm giàu 100 năm của Qatar
Qatar đã trở thành một trong những nhà đầu tư bất động sản lớn nhất ở London thông qua QIA. Qatar sở hữu The Shard, tòa nhà chọc trời lớn nhất Tây Âu, cũng như phần lớn trung tâm thương mại-tài chính Canary Wharf và nhiều khu vực khác của London.


Chặng đường làm giàu 100 năm của Qatar
Trung tâm Tài chính Qatar được xây dựng vào năm 2005 để phát triển ngành dịch vụ tài chính của Qatar. Nước này tin mình có thể trở thành một trung tâm tài chính của vùng Vịnh nhờ sự ổn định và nguồn vốn lớn.


Chặng đường làm giàu 100 năm của Qatar
Năm 2006, Qatar vượt Indonesia trở thành nước xuất khẩu khí hóa lỏng lớn nhất thế giới. Doanh thu từ dầu và khí tự nhiên chiếm 60% GDP của Qatar. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh ngày càng lớn khi sản lượng khí tự nhiên tăng bùng nổ ở các nước như Mỹ hay Australia.


Chặng đường làm giàu 100 năm của Qatar
Tháng 12/2010, Qatar được chọn là nước đăng cai Cúp bóng đá thế giới (World Cup) 2022. Nước này đã hứa sẽ xây dựng 12 sân vận động đỉnh cao với công nghệ làm mát để các cầu thủ và du khách tránh cái nóng thiêu đốt của xứ Trung Đông.


Đường chân trời của Qatar đã thay đổi chóng mặt. Đây là bức ảnh của thành phố Doha năm 1977.
Đường chân trời của Qatar đã thay đổi chóng mặt. Đây là bức ảnh của thành phố Doha năm 1977.

Đường chân trời của Qatar đã thay đổi chóng mặt. Đây là bức ảnh của thành phố Doha năm 1977.
Còn đây là Doha ngày nay. Từ năm 2000 đến nay, đã có 58 tòa nhà chọc trời được xây dựng xong, lên kế hoạch, hoặc còn đang xây dở ở thành phố này, chưa kể nhiều bảo tàng, sân vận động và những công trình lớn khác.


Đường chân trời của Qatar đã thay đổi chóng mặt. Đây là bức ảnh của thành phố Doha năm 1977.
Liệu Qatar có thể trở thành “Hồng Kông của Trung Đông” hay sẽ rơi vào “lời nguyền tài nguyên” hay bị kéo tụt hậu bởi bất ổn khu vực? Đó là một câu hỏi mà chỉ thời gian mới có thể đem lại câu trả lời chính xác.


Phương Anh
Theo Business Insider
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”