CEO Vũ Thị Mai: “Sản phẩm tâm linh phải được làm từ những người có tâm”

(Dân trí) - Cứ mỗi dịp có cơ hội được chia sẻ cùng bạn bè, bạn học hay đối tác khách hàng bà Mai lại vui vẻ và rạng ngời kể cho mọi người nghe câu chuyện về những sản phẩm gỗ mỹ nghệ tinh xảo nơi quê hương mình làm ra. Với bà đó không đơn thuần là những mặt hàng chỉ dùng để phục vụ đời sống vật chất trong gia đình mỗi người dân Việt Nam mà đó là còn sự trân trọng những nét tinh hoa đậm đà bản sắc dân tộc, thấm đẫm tình yêu quê hương gửi gắm ở đó.

CEO Vũ Thị Mai: “Sản phẩm tâm linh phải được làm từ những người có tâm” - 1

Một lần nọ, khi tham gia một cuộc hội thảo nhằm chia sẻ những kinh nghiệm về việc làm thế nào để phát triển thương hiệu đồ nghề đồ gỗ mỹ nghệ ngay trên mảnh đất làng nghề. Bà Mai đã không dấu diếm, bộc bạch cho khán phòng cùng nghe chững “bí kíp” để có thể nâng bước một thương hiệu đồ gỗ của làng nghề đang dần trở nên đẹp đẽ và sang trọng hơn trong mắt của bạn bè trong nước và Quốc tế.

CEO Vũ Thị Mai: “Sản phẩm tâm linh phải được làm từ những người có tâm” - 2

Bí kíp của bà thật đơn giản nhưng vô cùng sâu sắc: “Sản phẩm tâm linh thì phải được làm ra từ những người có tâm”. Đó cũng là triết lý kinh doanh và là kim chỉ nam để bà định hướng con đường đi cho công ty đồ gỗ mỹ nghệ Hướng Mai. Có thể nói công ty đồ gỗ Hướng Mai hiện là một trong những doanh nghiệp có uy tín số 1 tại làng nghề gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh, tại đây quy tụ hầu hết những người nghệ nhân và thợ thủ công lành nghề nhất nhì của tỉnh Bắc Ninh.

CEO Vũ Thị Mai: “Sản phẩm tâm linh phải được làm từ những người có tâm” - 3

Bà Mai tâm sự: Thực ra trước đây khi tôi còn chưa tìm ra được con đường lãnh đạo theo đúng tôn chỉ, mục đích thì chính bản thân tôi và những người thợ vẫn làm việc với một tâm thái của một người làm kinh doanh thông thường, tức là chỉ cần làm ra sản phẩm theo thị trường, bán có tiền là được. Nhưng từ khi giác ngộ được chân lý: Sản phẩm Tâm linh phải được làm ra từ con người có tâm, tôi đã cùng với những người thợ của mình học tập, tu dưỡng và rèn luyện để điều đó trở thành thói quen, thậm chí đa trở nên quan trọng như cơm ăn nước uống hàng ngày.

CEO Vũ Thị Mai: “Sản phẩm tâm linh phải được làm từ những người có tâm” - 4

Vậy một người thợ mộc có tâm phải thể hiện như thế nào khi họ thổi hồn vào sản phẩm? Theo bà Mai thì đấy là cả một quá trình từ khi phôi thai ý tưởng cho tới khi sản hoàn chỉnh. Chẳng hạn: Khi nhận được yêu cầu điêu khắc một bức tượng phật bà Quan thế âm bồ tác, thì người thợ mộc Hướng Mai phải làm những gì. Trước tiên, người thợ cần phải có một tâm hướng thiện, nhờ có sự lắng đọng trong tâm trí họ quán tưởng về đức Quan thế âm bồ tác, người có dung mạo ra sao, ánh mắt hiền từ, khóe miệng mỉm cười, gương mặt thông minh trí huệ và hào quang ngời sáng như thế nào? Những hình ảnh đó đi sâu vào tiềm thức và bằng một cách chân thực nhất đã giúp truyền cảm hứng vào bản vẽ chi tiết của người thợ. Bà Mai còn cho biết, có những tác phẩm điêu khắc có yếu tố tâm linh cao, người thợ tạc tượng thậm chí còn phải thực hiện ăn chay niệm phật, làm nhiều việc thiện để tâm được an bình, tĩnh lặng thì mới có thể tiến hành công việc của mình.

CEO Vũ Thị Mai: “Sản phẩm tâm linh phải được làm từ những người có tâm” - 5

Tiếp đến, người thợ tiến hành lựa chọn chất liệu gỗ và xác định kích thước muốn điêu khắc, cắt xẻ theo khuôn mẫu ở dạng thô, gỗ ở đây phải đạt đầy đủ các tiêu chí như độ khô, độ chắc, độ tuổi…điều này đòi hỏi một người thợ am hiểu tinh tường và nhạy bén trong việc phân biệt chất lượng và thẩm mỹ của gỗ. Nhưng theo con mắt nhà nghề của người đã hơn 30 năm kinh nghiệm với gỗ chị Mai cho biết, để tạo ra một sản phẩm đồ gỗ tinh xảo, công đoạn đục trạm là một trong những công đoạn tiên quyết. Đó là khi người thợ biến từ ý tưởng và sự hoài thai trở thành hiện thực. Công đoạn này đòi hỏi sự đầu tư và tâm huyết triệt để. Nếu các bạn có dịp ghé thăm nhà máy sản xuất của công ty Đồ gỗ Mỹ nghệ Hướng Mai, các bạn sẽ có dịp được mục sở thị những công việc của một người thợ trạm khắc cần độ tỉ mẩn đến thế nào. Giống như một nghệ sỹ vẽ tranh với bảng màu và hàng trăm cây bút vẽ, người thợ mộc trạm khắc cũng vậy, trên một chiếc bàn đặt phôi gỗ có rất rất nhiều các dụng cụ khác nhau như: Mũi đục, mũi gọt, tỉa…thậm chí những cây bút chì cũng là một trong những vật dụng vô cùng quan trọng của người thợ trạm khắc, nó giúp họ có những đường nét mềm mại uyển chuyển đến từng góc cạnh. Khác hoàn toàn so với một người thợ đục máy CNC, người thợ mộc Hướng Mai 100% dùng bằng đôi tay được chỉ đạo từ bộ não. Chính vì thế mỗi sản phẩm khi được ra lò lại có một thần thái và cái hồn rất riêng.

CEO Vũ Thị Mai: “Sản phẩm tâm linh phải được làm từ những người có tâm” - 6

Có câu vè rằng: “Ve vẻ vè ve/ Kéo cưa lừa xẻ/ Thợ khỏe cơm vua/ Thợ thua cơm làng/ Thợ nào dẻo dang/ Về nhà bú tí” Câu vè nói đến người thợ mộc phải là người có sức khỏe và sự dẻo dai, qua đó ta cũng thấy người thợ mộc từ xưa đã được nhà vua rất coi trọng và thường tổ chức các cuộc thi khéo tay và có trọng thưởng cho bác thợ mộc nào tài hoa. Và trong số vô vàn những nghề truyền thống thì nghề thợ mộc cũng là một trong những nghề được dân gian lưu truyền nhiều ca dao tục ngữ nhất. Nói như vậy để thấy rằng khi đã chọn cho mình nghề thợ mộc tâm tính của người đó cũng đã sự ôn hòa, điềm đạm, giống như những hạt giống tốt từ tâm và cần có đất lành để biến chuyển thành một cây tốt, ví như sự chuyển hóa từ tâm tốt của người thợ mộc lên từng đường trạm khắc của mình. Cho đến khi hình hài của bức tượng đã trở nên rõ nét, bức tượng đã toát lên được cái hồn mà người thợ tác muốn thổi vào người ta chuyển sang các thao tác cuối cùng như mài bóng và phủ sơn…tất cả đều đòi hỏi sự tỉ mỉ và tâm huyết, hiếm khi sai lệch…cuối cùng tạo ra những sản phẩm đẹp mắt mà chúng ta thường thấy qua những đình chùa, miếu mạo, những công trình lăng tẩm, cung vua phủ chúa…

CEO Vũ Thị Mai: “Sản phẩm tâm linh phải được làm từ những người có tâm” - 7

Bà Mai thường gọi đó là sự deo duyên, với bà mỗi một sản phẩm hoàn thành chính là sự kết tinh của hàng trăm vạn mối duyên lành. Cũng với tư duy đó bà Mai có sự thấu hiểu và luôn đối đãi với nhân viên trong công ty theo nghệ thuật Đắc Nhân Tâm.

Công ty đồ gỗ Hướng Mai hiện đã và đang dần trở thành một địa chỉ vàng cho những người mong muốn được nghe những buổi pháp thoại của những người thầy đắc đạo như: Ni sư Thích Nữ Hương Nhũ, Thượng tọa Thích Trí Thiện…Bà thầm lặng trở thành một người gieo duyên lành cho tất cả mọi người khi thường xuyên mời thỉnh các bậc cao tăng về giảng pháp tìm con đường giác ngộ, giải thoát đau khổ cho hàng trăm cán bộ công nhân viên cũng như những ai có nhu cầu tu tập chánh pháp của đạo Phật.

Bà thường nói niềm đam mê của bà chính là làm được nhiều việc tốt cho nhiều người, giúp họ hướng theo con đường tu tập, giải thoát khỏi u mê và khổ đau chính là điều bà hạnh phúc nhất.

Cao Khánh Thu