Cao kiến của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Tim Geithner

(Dân trí) - Ông Geithner có một giải pháp đầy sáng tạo để chấm dứt những tranh cãi về vấn đề tỷ giá: đặt ra một mốc 4% GDP cho cả các quốc gia thặng dư và thâm hụt tài khoản vãng lai.

Cao kiến của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Tim Geithner - 1
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Tim Geithner
 
Cuộc tranh luận về “các mất cân đối toàn cầu” đã bị đẩy tới thì tương lai. Đề xuất về tài khoản vãng lai của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Tim Geithner làm chúng ta nhớ lại những gì đã choán giữ tâm trí John Maynard Keynes tại Hội nghị Bretton Woods tháng 7/1944.

Keynes đại diện cho nước Anh khi ấy đang ám ảnh với nguy cơ của việc điều chỉnh không tương xứng giữa các quốc gia thặng dư và thâm hụt. Mỹ khi ấy chiếm hầu hết số thặng dư của thế giới đã bác bỏ một cơ chế gây sức ép tới cả hai bên. Nay người Mỹ lại ở cái thế hoàn toàn ngược lại.

Liệu Trung Quốc có chấp nhận những gì Mỹ đã bác bỏ? Câu trả lời có thể là “có”.

Mỹ muốn xây dựng nguyên tắc theo đó các quốc gia thặng dư và thâm hụt đều có nghĩa vụ điều chỉnh. Thêm vào đó, Mỹ hy vọng đảm bảo đồng tiền của một loại các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc, sẽ lên giá so với đồng tiền của các nước thu nhập cao, đặc biệt là Mỹ.

Đề xuất này có ý nghĩa gì không? Lời bác bỏ chính thống đến từ Bộ trường Kinh tế Đức Rainer Brüderle, ông cho rằng “chúng ta nên hướng tới nền kinh tế thị trường chứ không phải nền kinh tế chỉ huy”.

Quốc gia G20 nào sẽ bị ảnh hưởng bởi tiêu chuẩn mà Mỹ đưa ra? Nếu tính cả Tây Ban Nha thì nước này cùng Mỹ, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ năm nay được dự báo sẽ có “thâm hụt nặng”, còn Trung Quốc, Nga, Đức và Saudi Arabia có “thặng dư lớn”.

Nhưng Nga và Saudi Arabia có lẽ sẽ được loại trừ vì là “các nhà xuất khẩu hàng hóa cơ bản lớn”. Hơn nữa, nếu chú ý tới mức độ thâm hụt và thặng dư thay vì chỉ tỷ lệ % trên GDP, Nhật Bản sẽ nằm trong số các quốc gia có thặng dư còn Italy, Brazil và Anh nằm trong số thâm hụt.

Những chỉ báo về tài khoản vãng lai như thế có thể chỉ là bước khởi đầu. Cũng phải tập trung vào các quốc gia có vai trò to lớn đối với toàn hệ thống.

Vai trò của G20 là làm ẩn đi cuộc nói chuyện cần thiết giữa hai siêu cường của hiện tại và tương lai. Nếu Trung Quốc đặt mục tiêu tăng sức cầu và nhờ thế mà không còn thặng dư tài khoản vãng lai, lý tưởng nhất là qua tăng tiêu dùng, dân chúng Trung Quốc cùng toàn thể thế giới sẽ có sống tốt đẹp hơn. Cùng lúc đó Mỹ nên cam kết củng cố ngân sách trong dài hạn.

Trong khi đó, vai trò của những người đứng đầu chính phủ khác trong G20 sẽ là khuyến khích một thỏa thuận cần thiết. Nếu họ thành công, đây sẽ là một trong những lợi ích to lớn nhất của chủ nghĩa đa phương: đó là một cách để giải quyết xung đột giữa các siêu cường.

Ông Geithner đã đưa ra một giải pháp thay thế đầy tình sáng tạo để chấm dứt những tranh cãi về vấn đề tỷ giá. Chủ tịch Trung Quốc nên chọn lấy đường lui mà người Mỹ mới mở ra này.

Minh Tuấn
Theo Financial Times