"Căng thẳng với Trung Quốc chỉ tác động kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn"

(Dân trí) - Theo đánh giá của HSBC, những căng thẳng với Trung Quốc chỉ tác động hạn chế đến kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn, trong đó các ngành như du lịch chịu ảnh hưởng nhiều nhất.

Ngân hàng HSBC vừa công bố báo cáo có tiêu đề “Triển vọng thị trường châu Á quý III/2014”. , Một trong những điểm nổi bật của báo cáo là đánh giá ảnh hưởng đến kinh tế của Việt Nam, qua sự kiện Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông.

Vấn đề lâu dài của Việt Nam, theo HSBC, là tổ chức chuỗi cung ứng.
Vấn đề lâu dài của Việt Nam, theo HSBC, là tổ chức chuỗi cung ứng.

Việt Nam - Kỳ vọng vào tương lai

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Giảm 10% GDP nếu Trung Quốc cắt đứt quan hệ kinh tế?

* Đại gia Yên Bái: Xẻ núi xây mộ đá 15 tỷ

* Độc đáo lễ hội hôn và đổ sữa lên... đầu rắn

* Mở đường cho các thương vụ M&A bất động sản có yếu tố ngoại

* Ảnh hưởng bão Thần Sấm: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa rất to

Theo đánh giá của HSBC, những căng thẳng với Trung Quốc chỉ tác động hạn chế đến kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn, trong đó các ngành như du lịch chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Lượng khách du lịch đến từ Trung Quốc có giảm đi nhưng trong vài tháng tới sẽ trở lại bình thường.

Từ đầu năm đến nay, lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng 26,1%, chúng ta có kỳ vọng mức này sẽ còn tăng thêm và kích thích ngành bán lẻ phát triển. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tiếp tục ổn định, cho thấy các nhà đầu tư chính vẫn không thay đổi lập trường đối với Việt Nam. Các nhà đầu tư chính tại Việt Nam gồm có Nhật, Hàn Quốc, Mỹ và Đài Loan.

Vấn đề lâu dài của Việt Nam, theo HSBC, là tổ chức chuỗi cung ứng. Hiện nay nhiều ngành xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài như dệt may, da giày và điện tử.

“Việt Nam vẫn đang trong quá trình thảo luận Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nếu TPP khép lại thành công, Việt Nam sẽ là nước hưởng lợi nhiều nhất nhưng lại gặp phải Quy định về xuất xứ buộc phải nhập khẩu nguyên liệu từ các nước trong nhóm TPP. Chúng tôi cho rằng những vấn đề phải giải quyết để TPP được ký kết và những căng thẳng tạm thời với Trung Quốc có thể thúc đẩy tốc độ tái cấu trúc”, HSBC nhận xét.

Do đó, HSBC kỳ vọng lạm phát tại Việt Nam sẽ ổn định với vài đợt tăng tạm thời vào đầu Quý III và Ngân hàng Nhà nước sẽ giữ lãi suất ở mức 5%. Các nhà quan sát sẽ tiếp tục dõi theo kết quả của Hiệp định thương mại tự do với Châu Âu (EU - FTA) và TPP, bên cạnh đó là việc tái cấu trúc các công ty nhà nước và khối ngân hàng.

Dẫn phát biểu của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, đến năm 2015 chính phủ sẽ cổ phần hoá 432 công ty nhà nước. HSBC cho rằng: Hàng loạt quy định mới được triển khai để hỗ trợ quá trình thực hiện cổ phần hoá nhưng điều mà mọi người đang đánh giá xem những nỗ lực trên có đủ tạo ra động lực thúc đẩy tái cấu trúc thực sự.

Hồi phục trước khó khăn

Đề cập về xu hướng phát triển của các nước châu Á, đánh giá của HSBC cho thấy, Trung Quốc tìm lại được cân bằng sau chương trình kích thích kinh tế mới. Trượt giá bất động sản thật sự là một thử thách lớn, nhưng các nỗ lực kiểm soát tốt đã ngăn chăn một cuộc trượt giá có thể còn tệ hơn.

Ở Nhật, các công ty Nhật đón nhận mức tiêu thụ sụt giảm với thái độ bình tĩnh trong khi chính phủ một lần nữa công bố các kế hoạch tái cấu trúc.

Ở Ấn Độ, đại diện các cử tri cũng đã lên tiếng rằng Thủ Tướng Modi hứa sẽ hành động một cách cương quyết. Xuất khẩu trong khu vực cũng bắt đầu vực dậy, mặc dù chưa thể hiện được vai trò đầu tàu mang lại sự thịnh vượng cho Châu Á như trong các thập kỷ trước.

Ở Úc, ngành xây dựng và kinh doanh nhà ở đang bù đắp cho các ngành khác đang trong tình trạng yếu kém. Tình hình tại Thái Lan cũng chuyển biến khi ít ra cho tới lúc này, chính phủ đã hoạt động lại. Và Philippines đã chứng minh những nghi ngờ không đúng chỗ.

“Tăng trưởng của châu Á sẽ bắt đầu tăng tốc từ nơi này. Trong sáu tháng cuối năm 2014, mọi hoạt động kinh tế trên khắp châu Á sẽ bắt đầu phục hồi khi niềm tin tăng trở lại. Mặc dù chúng tôi hạ tăng trưởng của phần lớn các nền kinh tế châu Á trong năm nay, điều đó phản ánh các hoạt động chậm chạp trong những tháng vừa qua. Châu Á, một lần nữa thể hiện khả năng hồi phục đáng ngưỡng mộ và trong năm tới có thể còn khá hơn”, báo cáo nhấn mạnh.

Tuy nhiên, HSBC lưu ý, tăng trưởng khu vực có phục hồi nhưng không thể quay lại tốc độ trước kia. Theo kinh nghiệm trong quá khứ, châu Á chỉ đang trải qua một đợt phục hồi nhẹ theo chu kỳ. Nợ gia tăng bao phủ các nền tảng cơ bản đang ngày càng xấu đi. Năng suất giảm đòi hỏi vay nợ nhiều hơn để có thể tăng tốc. Điều này không bền vững. Nhìn vào mặt tích cực thì mọi thứ vẫn đang đi đúng hướng. Các biện pháp đổi mới cũng đã được nêu lên trước khi các hạn chế gây thêm tổn thất khác cho kinh tế.

“Rủi ro lớn nhất là việc tăng lãi suất, nhưng lo lắng này có vẻ khá xa. Lạm phát ở châu Á nhìn chung vẫn còn trong tầm ổn định. Giá thực phẩm trong các tháng tới có thể tăng do nhiều dự báo về đợt El Nino kéo dài. Ở Ấn Độ và nhiều khu vực châu Á khác, các ngân hàng nhà nước có thể có hành động can thiệp nhưng mức tăng sẽ rất nhỏ nên khó tác động tới tăng trưởng. Do nhu cầu mờ nhạt, giá cả sẽ khó thay đổi”, bản báo cáo nhận xét.

Ngoài ra, theo HSBC, các chính sách cần đủ linh hoạt để tạo ra hỗ trợ. Việc giảm dần tiến tới chấm dứt chương trình mua trái phiếu của FED đã đi được hơn nửa quãng đường nhưng lãi suất vẫn thấp hơn năm ngoái. Việc thắt chặt ngay lập tức có thể không xảy ra trong thời gian sắp tới. Trong lúc đó, Ngân hàng Trung Uơng Châu Âu (ECB) lại đi theo một hướng ngược lại và có khả năng sẽ còn tiếp tục con đường này. Ngân hàng trung ương Nhật Bản cũng đang hoạt động tích cực.

“Nhìn kỹ hơn, những thay đổi đang thực sự xảy ra tại ba khu vực kinh tế lớn nhất châu Á gồm: Trung Quốc, Nhật và Ấn Độ. Tại Indonesia, chính phủ mới cũng được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều khác biệt trong lúc Việt Nam đã triển khai các kế hoạch đổi mới, tuy có vẻ chậm nhưng vẫn kiên trì. Vẫn còn quá sớm để bàn về thành quả nhưng chúng ta đã đặt được những bước chân đầu tiên trên con đường dài và nhiều gian nan đi tìm lại sự thịnh vượng cho châu Á”, HSBC cho hay.

Nguyễn Hiền
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”