Cận cảnh làng nghề phở sắn sắp mang về... ngoại tệ

(Dân trí) - Làng nghề ở vùng xa xôi hẻo lánh có nguy cơ bị thất truyền nhưng qua một cuộc thi khởi nghiệp, sản phẩm phở sắn của làng nghề đã được các chuyên gia quốc tế chọn. Với việc áp dụng công nghệ vào sản xuất, phở sắn đang khát khao chinh phục thị trường thế giới, hứa hẹn mang về ngoại tệ.

Đầu Xuân Kỷ Hợi 2019, báo Dân trí có đăng bài: "Kỹ sư công nghệ thông tin bỏ doanh nghiệp về quê... bán Phở Sắn". Bài báo thu hút sự quan tâm, tò mò của nhiều độc giả về quyết định "trở về nguồn cuội" của chàng CEO công nghệ thông tin cũng như sản phẩm phở sắn "độc nhất vô nhị" này.

Công đoạn đánh bột sắn trước khi cho vào lò ép thành vỉ

Phở sắn Quế Sơn (tỉnh Quảng Nam) lâu nay được làm theo phương thức thủ công. Người lao động phải thức khuya, dậy sớm... rất vất vả. Khi chàng kỹ sư Dương Ngọc Ảnh bỏ công ty riêng đã lập 11 năm qua về lĩnh vực gia công phần mềm quản lý cho doanh nghiệp Đức về tiếp quản thì nghề này có một tương lai đầy hứa hẹn.

Dương Ngọc Ảnh đã đầu tư thiết bị máy móc vào dây chuyền sản xuất để chuyển dần từ thủ công sang bán tự động và hướng đến tự động. Đặc biệt, Ngọc Ảnh còn đầu tư nhà phơi để tránh bụi, côn trùng hay ngày mưa không bị ướt, giúp sản phẩm vệ sinh, an toàn hơn.

Quá trình ép bột thành vỉ bánh phở sắn thành phẩm

Ngoài phở sắn truyền thống nguyên chất, Ngọc Ảnh còn làm phở sắn nhuộm gấc, nhuộm nghệ... và đóng gói với mẫu mã bao bì đẹp mắt.

Dưới đây là cận cảnh về quá trình làm phở sắn Quế Sơn - món thực phẩm đang hứa hẹn chinh phục thị trường thế giới, mang về ngoại tệ:

Pho San 9.jpg

Cuộc sống đói khổ, thiếu ăn sau chiến tranh đã khiến người dân vùng đất Quế Sơn, Quảng Nam sáng tạo ra một món ăn độc đáo: phở làm từ củ sắn (khoai mì). Sắn sau khi nhổ, gọt bỏ đầu, cạo trắng, ngâm nước một ngày rồi đem phơi dưới cái nắng miền Trung ít nhất 5 ngày. Rồi xay. Sau khi xay xong, ngâm thêm 2 ngày 2 đêm nữa. Cứ mỗi 4 giờ, phải chắt lọc một lần để loại bỏ chất độc và thành bột sắn sạch.

Pho san 11.jpg
Nghề làm bánh phở sắn ở Quế Sơn hiện nay chủ yếu tập trung tại làng Thuận An, thị trấn Đông Phú. Những năm trở lại đây, nghề làm phở sắn được khôi phục và phát triển mạnh. Hiện nay có gần 50 hộ làm nghề, bình quân mỗi hộ có 3 - 4 lao động tham gia với thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/tháng.
Pho san 13.jpg
Pho san 10.jpg
Bột sắn được nấu chín, sau đó cho vào máy ép thành từng vỉ.
Pho san 12.jpg
Một mẻ phở sắn vừa ra lò
Pho san 6.jpg
Trước đây, mỗi vỉ phở sắn ra khỏi lò được đưa đi phơi dưới ánh nắng tự nhiên nên phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Trời nắng thì không sao, chứ trời mưa sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bánh phở.
Pho san Que Son.jpg
Dương Ngọc Ảnh đã đầu tư thiết bị máy móc vào dây chuyền sản xuất để chuyển dần từ thủ công sang bán tự động và hướng đến tự động. Đặc biệt, Ảnh còn đầu tư nhà phơi để tránh bụi, côn trùng hay ngày mưa không bị ướt, giúp sản phẩm vệ sinh, an toàn hơn.
Pho san 14.jpg
Pho san 19.jpg
Trước đây, các lò làm phở để nguyên vỉ phở sắn để đem đi bán. Tuy nhiên, hiện nay, ngoài phở sắn truyền thống nguyên chất, còn có thêm sản phẩm phở sắn nhuộm gấc, nhuộm nghệ... và đóng gói với mẫu mã bao bì đẹp mắt.

Cây sắn nói chung, và Phở Sắn nói riêng xứng đáng có vị thế khác và mang lại nhiều giá trị kinh tế hơn. Tôi và vợ, quyết dốc hết sức mình cho món phở này đi xa hơn trên thế giới", Dương Ngọc Ảnh nói.

Pho san 25.jpg
Du khách nước ngoài thích thú khám phá các công đoạn sản xuất để cho ra món phở sắn "lạ mắt, ngon miệng"
caromi 1.jpg
caromi 3.jpg
Để có được bát phở sắn ngon, thơm, phải trải qua quy trình chế biến công phu. Phở sắn không còn là món ăn để cứu đói, để no cho người dân quê mà giờ đây là món ăn "sang chảnh" thơm ngon, an toàn cho sức khoẻ, có mặt ở các nhà hàng, khách sạn 5 sao tại Huế, Đà Nẵng, Hội An... Phở sắn đang được các du khách nước ngoài thích thú thưởng thức, thậm chí còn tìm về tận làng nghề để trải nghiệm thực tế.

Công Quang

banner_chan-bai.gif