“Căn bệnh thành tích phủ kín những khiếm khuyết của nền kinh tế”
(Dân trí) - Cho rằng các chương trình tái cấu trúc nền kinh tế mới chỉ mang nặng tính hình thức trong khi tham nhũng trở thành lực cản đối với tăng trưởng, các chuyên gia kiến nghị, Việt Nam cần đổi mới trong tư duy thực thi chính sách, gắn trách nhiệm với người đứng đầu.
Sáng 23/9/2013, Hội thảo khoa học quốc tế “Nhìn lại nửa chặng đường phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 và những điều chỉnh chiến lược” với sự chủ trì của Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ, sự tham dự của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Victoria Kwakwa đã diễn ra sôi nổi với những ý kiến đóng góp từ các chuyên gia đầu ngành và khách mời quốc tế.
Tại Hội thảo, nhóm chuyên gia tại Đại học Kinh tế Quốc dân đã đưa ra những đánh giá đầy thẳng thắn và sắc sảo về các vấn đề còn tồn tại của nền kinh tế vĩ mô hiện nay, trong đó, một trong những “nút thắt” mang tính cản trở lớn nhất là tham nhũng.
Tham nhũng cản trở phát triển
“Chúng tôi cho rằng, quyết liệt hơn trong phòng chống tham nhũng nhằm cải thiện môi trường kinh doanh là việc làm hết sức cấp bách trước khi Việt Nam có thể đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn trong dài hạn”.
Dẫn báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2011-2012 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa công bố, các chuyên gia cho biết, thứ hạng của Việt Nam đã bị sụt tới 6 bậc so với năm ngoái, xếp hạng 65/142 quốc gia được khảo sát mà trong những nguyên nhân chính là do tham nhũng.
Nhiều năm qua, Việt Nam luôn bị đưa vào danh sách những nước có tình trạng tham nhũng nghiêm trọng nhất, xếp thứ 123/174 năm 2012 do Tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp hạng.
Không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, tham nhũng còn lan sang các lĩnh vực vốn được coi trọng về đạo lý như giáo dục, y tế, thực hiện chính sách xã hội, và thậm chí là ngay cả trong các cơ quan bảo vệ pháp luật và cơ quan phòng chống tham nhũng.
Kết quả Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2011 cho thấy, tham nhũng đang là rào cản cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Nghiên cứu trải nghiệm của người dân về các hành vi tham nhũng và hối lộ trong khu vực công cho thấy, khi được hỏi về một số hành vi tham nhũng cụ thể trong khu vực công, đa số người dân cho rằng có tình trạng nhận hối lộ trong dịch vụ y tế công (31%), xin việc vào làm trong khu vực nhà nước (29%), xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (21%), để giáo viên quan tâm hơn tới học sinh ở trường (17%) và trong xin cấp giấy phép xây dựng (16%).
Và theo nhận định của nhóm tác giả, không phải sự yếu kém của cơ sở hạ tầng là tác nhân chủ yếu đẩy cao chi phí giao dịch hiện nay tại Việt Nam, hai tác nhân chủ yếu chính là tham nhũng và mất lòng tin.
Theo đó, khi các doanh nghiệp tham gia giao dịch nhưng thiếu niềm tin vào hệ thống pháp luật, vào đối tác kinh doanh thì họ sẽ tìm mọi cách để bảo vệ lợi ích của mình thay vì dựa vào Nhà nước. Chi phí giao dịch vì vậy sẽ bị đẩy lên rất cao so với mức thông thường ở những quốc gia khác.
Tính hình thức và căn bệnh thành tích phủ kín những khiếm khuyết
Về 3 khâu đột phá và 3 lĩnh vực tái cơ cấu, các chuyên gia từ Đại học Kinh tế đưa ra nhận xét, ngay cả khi Việt Nam tăng lên 5 bậc trong báo cáo mới nhất (2013-2014) thì 3 khâu đột phá vẫn giữ nguyên những vị trí yếu kém. Trong khi đó, các chương trình tái cấu trúc nền kinh tế mới chỉ mang nặng tính hình thức và chưa thực sự phát huy được hiệu quả.
Tái cơ cấu đầu tư công mới chỉ dừng lại ở việc tạm thời giảm nhẹ quy mô mà chưa có định hướng rõ ràng trong dài hạn và chưa có cơ chế nâng cao chất lượng của hoạt động này.
Tái cơ cấu DNNN mới chỉ dừng lại ở việc sắp xếp lại và rút vốn đầu tư ngoài ngành. Đầu tư trong ngành của các DNNN còn chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng đầu tư công nhưng chưa được đề cập đến. Số lượng các DNNN còn quá nhiều và chưa có cơ chế phù hợp để tạo động lực cạnh tranh và nâng cao hiệu quả.
Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng dừng ở việc hợp nhất các tổ chức tín dụng yếu kém. Sự ra đời và đi vào hoạt động của Công ty quản lý tài sản quốc gia (VAMC) cũng đang dừng ở bước tạm thời làm đẹp sổ sách cho các ngân hàng chứ chưa thực sự giải quyết được các khoản nợ xấu.
“Căn bệnh thành tích phủ kín những khiếm khuyết của nền kinh tế đất nước. Những bất ổn trong kinh tế vĩ mô của ngày hôm nay là kết quả của một mô hình tăng trưởng không thực sự hợp lý, một cơ chế quản lý vẫn mang nặng tính xin-cho và thị trường một cách nửa vời...” – Báo cáo đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội 2011-2015 của nhóm tác giả nhận định.
Theo đó, cơ chế ra quyết định tập thể dường như đã mất tác dụng tích cực của nó để chuyển thành chỗ dựa cho các quyết định sai lầm hay vụ lợi cá nhân. Mỗi khi người đứng đầu muốn trốn tránh trách nhiệm của mình thì việc đầu tiên họ thường lập luận rằng đó là một quyết định tập thể.
Báo cáo có đoạn, suốt những năm vừa qua, có nhiều vụ việc nghiêm trọng đã xảy ra nhưng có 2 điểm nhấn quan trọng là: không ai chịu trách nhiệm cụ thể về các vấn đề nghiêm trọng này và chính sách nhiều nhưng hiệu quả ít.
Do đó, theo các tác giả, đã đến lúc phải đổi mới tư duy chiến lược, tư duy lãnh đạo trong quản lý kinh tế, tư duy xây dựng và thực thi chính sách, tăng cường nhà nước pháp quyền...
Trong việc tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm thì người đứng đầu cũng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những sai sót, thất bại của cá nhân cũng như của đơn vị mình phụ trách. Cùng với đó, việc công khai tài sản của các quan chức trong bộ máy công quyền là một việc làm cấp bách và chỉ có như vậy mới củng cố được niềm tin của nhân dân, của xã hội.
Tại Hội thảo, nhóm chuyên gia tại Đại học Kinh tế Quốc dân đã đưa ra những đánh giá đầy thẳng thắn và sắc sảo về các vấn đề còn tồn tại của nền kinh tế vĩ mô hiện nay, trong đó, một trong những “nút thắt” mang tính cản trở lớn nhất là tham nhũng.
Tính giải trình và chịu trách nhiệm trong nền kinh tế trước những thất bại đang rất yếu.
Tham nhũng cản trở phát triển
“Chúng tôi cho rằng, quyết liệt hơn trong phòng chống tham nhũng nhằm cải thiện môi trường kinh doanh là việc làm hết sức cấp bách trước khi Việt Nam có thể đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn trong dài hạn”.
Dẫn báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2011-2012 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa công bố, các chuyên gia cho biết, thứ hạng của Việt Nam đã bị sụt tới 6 bậc so với năm ngoái, xếp hạng 65/142 quốc gia được khảo sát mà trong những nguyên nhân chính là do tham nhũng.
Nhiều năm qua, Việt Nam luôn bị đưa vào danh sách những nước có tình trạng tham nhũng nghiêm trọng nhất, xếp thứ 123/174 năm 2012 do Tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp hạng.
Không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, tham nhũng còn lan sang các lĩnh vực vốn được coi trọng về đạo lý như giáo dục, y tế, thực hiện chính sách xã hội, và thậm chí là ngay cả trong các cơ quan bảo vệ pháp luật và cơ quan phòng chống tham nhũng.
Kết quả Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2011 cho thấy, tham nhũng đang là rào cản cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Nghiên cứu trải nghiệm của người dân về các hành vi tham nhũng và hối lộ trong khu vực công cho thấy, khi được hỏi về một số hành vi tham nhũng cụ thể trong khu vực công, đa số người dân cho rằng có tình trạng nhận hối lộ trong dịch vụ y tế công (31%), xin việc vào làm trong khu vực nhà nước (29%), xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (21%), để giáo viên quan tâm hơn tới học sinh ở trường (17%) và trong xin cấp giấy phép xây dựng (16%).
Và theo nhận định của nhóm tác giả, không phải sự yếu kém của cơ sở hạ tầng là tác nhân chủ yếu đẩy cao chi phí giao dịch hiện nay tại Việt Nam, hai tác nhân chủ yếu chính là tham nhũng và mất lòng tin.
Theo đó, khi các doanh nghiệp tham gia giao dịch nhưng thiếu niềm tin vào hệ thống pháp luật, vào đối tác kinh doanh thì họ sẽ tìm mọi cách để bảo vệ lợi ích của mình thay vì dựa vào Nhà nước. Chi phí giao dịch vì vậy sẽ bị đẩy lên rất cao so với mức thông thường ở những quốc gia khác.
Tính hình thức và căn bệnh thành tích phủ kín những khiếm khuyết
Về 3 khâu đột phá và 3 lĩnh vực tái cơ cấu, các chuyên gia từ Đại học Kinh tế đưa ra nhận xét, ngay cả khi Việt Nam tăng lên 5 bậc trong báo cáo mới nhất (2013-2014) thì 3 khâu đột phá vẫn giữ nguyên những vị trí yếu kém. Trong khi đó, các chương trình tái cấu trúc nền kinh tế mới chỉ mang nặng tính hình thức và chưa thực sự phát huy được hiệu quả.
Tái cơ cấu đầu tư công mới chỉ dừng lại ở việc tạm thời giảm nhẹ quy mô mà chưa có định hướng rõ ràng trong dài hạn và chưa có cơ chế nâng cao chất lượng của hoạt động này.
Tái cơ cấu DNNN mới chỉ dừng lại ở việc sắp xếp lại và rút vốn đầu tư ngoài ngành. Đầu tư trong ngành của các DNNN còn chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng đầu tư công nhưng chưa được đề cập đến. Số lượng các DNNN còn quá nhiều và chưa có cơ chế phù hợp để tạo động lực cạnh tranh và nâng cao hiệu quả.
Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng dừng ở việc hợp nhất các tổ chức tín dụng yếu kém. Sự ra đời và đi vào hoạt động của Công ty quản lý tài sản quốc gia (VAMC) cũng đang dừng ở bước tạm thời làm đẹp sổ sách cho các ngân hàng chứ chưa thực sự giải quyết được các khoản nợ xấu.
“Căn bệnh thành tích phủ kín những khiếm khuyết của nền kinh tế đất nước. Những bất ổn trong kinh tế vĩ mô của ngày hôm nay là kết quả của một mô hình tăng trưởng không thực sự hợp lý, một cơ chế quản lý vẫn mang nặng tính xin-cho và thị trường một cách nửa vời...” – Báo cáo đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội 2011-2015 của nhóm tác giả nhận định.
Theo đó, cơ chế ra quyết định tập thể dường như đã mất tác dụng tích cực của nó để chuyển thành chỗ dựa cho các quyết định sai lầm hay vụ lợi cá nhân. Mỗi khi người đứng đầu muốn trốn tránh trách nhiệm của mình thì việc đầu tiên họ thường lập luận rằng đó là một quyết định tập thể.
Báo cáo có đoạn, suốt những năm vừa qua, có nhiều vụ việc nghiêm trọng đã xảy ra nhưng có 2 điểm nhấn quan trọng là: không ai chịu trách nhiệm cụ thể về các vấn đề nghiêm trọng này và chính sách nhiều nhưng hiệu quả ít.
Do đó, theo các tác giả, đã đến lúc phải đổi mới tư duy chiến lược, tư duy lãnh đạo trong quản lý kinh tế, tư duy xây dựng và thực thi chính sách, tăng cường nhà nước pháp quyền...
Trong việc tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm thì người đứng đầu cũng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những sai sót, thất bại của cá nhân cũng như của đơn vị mình phụ trách. Cùng với đó, việc công khai tài sản của các quan chức trong bộ máy công quyền là một việc làm cấp bách và chỉ có như vậy mới củng cố được niềm tin của nhân dân, của xã hội.
Bích Diệp