1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Các ngân hàng sẽ buộc phải lên sàn

(Dân trí) - Các ngân hàng thương mại có tính chất là công ty đại chúng nên việc niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán sẽ được triển khai dần dần, phù hợp với tình hình của thị trường.

Để minh bạch thông tin, ngân hàng sẽ phải lên sàn theo lộ trình.
Để minh bạch thông tin, ngân hàng sẽ phải lên sàn theo lộ trình.

Trao đổi về tình hình sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng hiện nay, ông Đặng Văn Thảo, Phó Chánh thanh tra, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước cho biết, ở Việt Nam hiện nay không có định nghĩa pháp luật nào về sở hữu chéo. Nếu theo Luật tổ chức tín dụng chỉ có định nghĩa cổ đông và người có liên quan.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Tuy nhiên, qua công tác thanh tra, Ngân hàng Nhà nước đã phát hiện một số trường hợp cổ đông và người liên quan sở hữu lượng cổ phần tại ngân hàng thương mại vượt quá tỷ lệ cho phép theo quy định của pháp luật hiện hành. Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng thương mại đó có giải pháp xử lý và trong quá trình thực hiện đã đạt được kết quả tích cực.

“Kết quả, một số chủ tịch và ủy viên hội đồng quản trị không còn giữ vị trí này nữa. Ngân hàng Nhà nước đã nhận được yêu cầu của Quốc hội kiểm tra xem xét việc này, báo cáo kỳ họp thứ 7 trong năm sau”, ông Thảo cho hay.

Trước thông tin dư luận cho rằng, các ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ - lĩnh vực nhạy cảm - cần phải công khai minh bạch thông tin, ông Đặng Văn Thảo cho rằng: Các ngân hàng thương mại có tính chất là công ty đại chúng nên việc niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán sẽ được triển khai dần dần, phù hợp với tình hình của thị trường.

Nói về đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015”, Ngân hàng Nhà nước cho biết: Tái cơ cấu được thực hiện đồng bộ trên tất cả các mặt về cơ chế, chính sách, tài chính, quản trị, hoạt động đối với tất cả các nhóm tổ chức tín dụng (TCTD) cả trong nước và nước ngoài.

Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các TCTD đã và đang diễn ra khá mạnh mẽ, chủ yếu thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện. Đến nay, số lượng TCTD giảm đi 6 tổ chức thông qua sáp nhập, hợp nhất, giải thể; Ngân hàng Nhà nước đã thu hồi giấy phép 2 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, chuyển đổi hình thức 3 chi nhánh, chuyển đổi Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương thành Ngân hàng Hợp tác xã.

Cùng với đó, an toàn của hệ thống TCTD được bảo đảm, nguy cơ gây đổ vỡ, mất an toàn hệ thống đã được giảm dần, khả năng chi trả của các TCTD được cải thiện, tài sản của Nhà nước và tiền gửi của nhân dân được an toàn, chi trả đầy đủ, kịp thời, kể cả ở một số NHTM cổ phần yếu kém phải cơ cấu lại.

Nguyễn Hiền
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước