1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Hà Nội:

Các du thuyền sống giữa "ốc đảo", vì đâu nên nỗi?

(Dân trí) - Những năm trước khi hoạt động kinh doanh vẫn còn “hợp pháp”, nhà hàng nổi nào cũng chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, chứng chỉ, trang thiết bị cho việc hoạt động.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* Pháp đã "rót" hơn 3,3 tỷ USD vào Việt Nam
* 8 ngân hàng tái cơ cấu giờ ra sao?
* Nên mua hay thuê nhà ở Việt Nam?
* “Nội soi” sức khỏe ngân hàng sau ba năm tái cơ cấu
* Địa ốc có “sốt thật” vào cuối năm?
* [INFOGRAPHIC] Những điều tuyệt vời mà chiếc xe hơi
* Google mang lại cho thế giới

Chuỗi khách sạn Hilton, “chết đi, sống lại“

Như báo điện tử Dân trí đã phản ánh về thực trạng các du thuyền kinh doanh trên hồ Tây hết hạn đăng kiểm nhiều năm, bên cạnh những “lùm xùm” của các du thuyền gây ra, có một thực tế cần nhận thấy đó là việc cơ quan chức năng “đem con bỏ chợ”.

Được biết, việc hoạt động của các du thuyền đã có từ năm 1990 của thế kỷ trước. Năm 2003, TP Hà Nội ban hành quyết định cho phép bộ phận vui chơi giải trí của đơn vị được hoạt động tại địa chỉ 36 đường Thanh Niên.

Các du thuyền sống giữa ốc đảo, vì đâu nên nỗi?

Các du thuyền sống giữa ốc đảo, vì đâu nên nỗi?

Những năm trước, việc kinh doanh du thuyền hoàn toàn hợp pháp, sau khi có chủ trương di chuyển từ đường Thanh Niên về Thụy Khê, việc kinh doanh du thuyền bất ngờ trở thành "bất hợp pháp".

Các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh hiệu quả thì bất ngờ năm 2008, Sở GTVT ra thông báo, yêu cầu toàn bộ 5 DN phải di chuyển khỏi khu vực đường Thanh Niên. Được UBND quận Tây Hồ cho phép,các doanh nghiệp đã di chuyển về vị trí đường ven hồ tại địa chỉ số 4-6 phố Thụy Khuê.

Tại thời điểm đó, các DN được Sở GTVT cấp phép hoạt động bến thủy nội địa tạm thời, có thời hạn trong một năm. Năm 2009, khi giấy phép hoạt động bến thủy nội địa hết hạn, Sở GTVT Hà Nội ngừng cấp phép với lý do: Bến tạm, chưa được quy hoạch, không đủ điều kiện cấp phép. Vì vậy, việc di chuyển bến bãi và không gia hạn giấy phép hoạt động bến thủy nội địa của cơ quan nhà nước đã đẩy các doanh DN hoạt động hợp pháp thành bất hợp pháp.

Mặt khác, Theo Sở giao thông Hà Nội, tất cả nhà hàng, du thuyền hoạt động ở khu vực Hồ Tây đều chưa được cấp phép hoạt động bến thủy nội địa và một số du thuyền trong đợt kiểm tra vừa qua cũng đã hết hạn đăng kiểm.

Giấy tờ chứng nhận hoạt động của du thuyền Potomac

Giấy tờ chứng nhận hoạt động của du thuyền Potomac

Giấy tờ chứng nhận hoạt động của du thuyền Potomac

Đặc biệt, theo các văn bản quy định, việc cấp phép hoạt động bến thủy nội địa phải do BQL Hồ Tây và Phòng Quản lý đô thị quận Tây Hồ đề xuất, kiến nghị lên Sở GTVT. Hơn nữa, việc tiến hành đăng kiểm, cấp phép lại cho các phương tiện đang hoạt động cũng gặp khó khăn.

Cụ thể, tại Hồ Tây chưa có ụ nổi nên chưa thể cẩu toàn bộ phương tiện lên cao để xem xét, đánh giá. Trong khi đó, để cấp phép đăng kiểm, điều kiện bắt buộc là phải kiểm tra toàn bộ tàu. Vì thế, chủ các DN đã phải bỏ hàng chục triệu đồng để thuê thợ lặn, chụp đáy tàu.

Trao đổi với phóng viên, chủ du thuyền một du thuyền cho hay: những năm trước khi hoạt động kinh doanh vẫn còn “hợp pháp”, nhà hàng nổi nào cũng chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, chứng chỉ, trang thiết bị cho việc hoạt động. Cho đến thời điểm hiện tại, do yêu cầu về các trang thiết bị như phòng cháy chữa cháy, cửa thoát hiểm, vấn đề về vệ sinh đã được nâng cao lên nên các du thuyền đều đã tiến hành đầu tư và chỉ mong cơ quan chức năng tạo điều kiện cấp phép để việc kinh doanh không còn vi phạm luật.
 
Một chủ du thuyền khác cho biết, do không có lối đi nên đã phải xin mở tạm một con đường đi qua góc vườn hoa để cho khách đi vào và chịu trách nhiệm toàn bộ khi vườn hoa xảy ra tình trạng xuống cấp.
 
“Chỉ cần nền gạch bị bung, rạn vỡ trong phạm vi vườn hoa, doanh nghiệp đều cho thợ sửa chữa ngay. Hy vọng sắp tới chính quyền sẽ cho mở một lối đi để người dân đi ra vệ hồ được đi lại thuận tiện và các nhà hàng kinh doanh cũng có chỗ cho khách ra vào”, chủ du thuyền này nói.
 
Cũng theo người dân ở khu vực này, không chỉ các du thuyền có nhu cầu mở lối đi để đón khách, người dân quanh khu vực cũng cần một lối để đi vào đường ven hồ, phục vụ nhu cầu đi lại, tập thể dục và dạo mát của người dân.

Đã đến lúc cơ quan công quyền mà cụ thể là UBND quận Tây Hồ nên tháo gỡ vướng mắc cho các du thuyền ở hồ Tây để tạo điều kiện “kinh doanh sạch” cho các DN, trước khi có chủ trương mới về việc quy hoạch hoạt động kinh doanh trên Hồ Tây.

Lê Tú
 
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”