1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sắp sửa “hốt vàng”?

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể giúp dệt may và da giày Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu tới 165 tỷ USD vào năm 2025.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Trong trong bài viết mới đây đăng tải trong chuyên mục Blog của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế CSIS, tác giả Nigel Cory, trưởng bộ phận nghiên cứu về Đông Nam Á của CSIS, nhận định ngành dệt may Việt Nam sẽ được hưởng lợi lớn khi tham gia Hiệp định TPP bên cạnh một số thách thức đáng kể.

Tác giả Nigel Cory cho rằng, nhiều nhà đầu tư đang “nhòm ngó” thị trường dệt may Việt Nam với kỳ vọng Hiệp định TPP sẽ sớm được ký kết và mang lại nhiều lợi ích cho ngành dệt may xuất khẩu.

Cú huých cho xuất khẩu

TPP được coi là “cuộn len” kết nối dệt may Việt Nam với thị trường quốc tế bởi Hiệp định này ràng buộc các quốc gia tham gia phải sự dụng hàng dệt may sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước thành viên khác.

Một công ty dệt may tại TP HCM. (Ảnh: ILO)
Một công ty dệt may tại TP HCM. (Ảnh: ILO)

Tuy nhiên, tác giả Nigel Cory lo ngại rằng, Việt Nam – một trong những nhà xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới, hiện đang phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Theo thống kê cho thấy, có tới 88% nguồn nguyên liệu cho dệt may Việt Nam được nhập khẩu từ nước ngoài.

Khi tham gia Hiệp định TPP, Việt Nam bắt buộc phải chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào ở trong nước để tăng giá trị gia tăng. Ngoài ra, về mặt kỹ thuật, các nhà sản xuất dệt may nội địa cũng không thể nhập nguyên liệu từ Trung Quốc mãi nếu họ muốn hưởng lợi từ mức thuế ưu đãi theo quy định của TPP.

Tuy nhiên, khi các cuộc đàm phán TPP gần kết thúc, cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đều đã bắt đầu thực hiện đầu tư “đón đầu” ở Việt Nam để tận dụng lợi thế của những ưu đãi mà nhà xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sẽ được hưởng theo thỏa thuận. Điều này có nghĩa rằng, TPP không chỉ tăng cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam tiếp cận ưu đãi vào thị trường Mỹ, mà còn nâng cao trị gia tăng trong chuỗi cung ứng. Một khi TPP có hiệu lực, Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ giảm xuống gần bằng 0% từ mức 17% như hiện nay.

Một số quy định khắt khe

Theo Nigel Cory, Hiệp định TPP có những yêu cầu rất chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm – điều mà các nhà xuất khẩu dệt may Việt Nam vẫn chưa dành sự quan tâm cần thiết, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

TPP đưa ra các quy định để bảo vệ các nhà sản xuất dệt may của Mỹ bằng cách áp thêm quy định về nguồn gốc. Tuy nhiên, một số nhà bán lẻ Mỹ lập luận rằng, hàng dệt may là một phần của mạng lưới cung ứng toàn cầu giống như rất nhiều hàng hóa khác, và không cần thiết phải chịu thêm gánh nặng của các quy định đó.

Hoa Kỳ, nước nhập khẩu dệt may lớn nhất thế giới, có ngành sản xuất nội địa tương đối nhỏ nhưng lại có tiếng nói vận động rất lớn, đã đưa ra đề xuất áp dụng quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” (yarn-forward) đối với hàng dệt may trong TPP. Theo đó, một sản phẩm dệt may muốn được hưởng ưu đãi thuế quan theo TPP thì tất cả các nguyên liệu, bắt đầu từ sợi trở đi, phải được sản xuất tại các nước TPP.

Các nhà xuất khẩu dệt may Việt Nam đã từng gặp rắc rối khi phải đáp ứng yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm theo TPP.  

Tác giả Nigel Cory cho rằng, Việt Nam nên chú trọng đầu tư vào phát triển vùng nguyên liệu cho dệt may, đồng thời cải tiến kỹ thuật công nghệ cho ngành xuất khẩu mũi nhọn này.

Hiện có khoảng 2,5 triệu công nhân đang làm việc tại 6.000 nhà máy trên toàn quốc
Hiện có khoảng 2,5 triệu công nhân đang làm việc tại 6.000 nhà máy trên toàn quốc

Các nhà đám phán TPP Việt Nam đề xuất áp dụng quy tắc xuất xứ “cắt và may” (“cut and sew”) trong TPP để cho phép hàng dệt may của Việt Nam có thể sử dụng các nguyên liệu nhập từ các nước không phải thành viên TPP. Theo đó, một sản phẩm chỉ cần được cắt và may tại Việt Nam với nguyên liệu ngoại nhập cũng được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu.

Xu hướng “đi tắt đón đầu”

Một số doanh nghiệp dệt may với quy mô lớn đã “rục rịch” đầu tư vào công nghệ sản xuất và phát triển nguồn nguyên liệu. Vinatex, công ty dệt may lớn nhất của Việt Nam, vừa ký thỏa thuận với công ty kinh doanh Nhật Bản Itochu để đầu tư vào một số dự án nhuộm và nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam. Vinatex công bố kế hoạch đầu tư hơn 714 triệu USD để nâng cấp và mở rộng chuỗi cung ứng của mình nhằm đáp ứng yêu cầu của TPP. Tháng trước, Vinatex cũng đã ký thỏa thuận 12 triệu USD với đối tác Toms Limited của Nhật Bản để xây dựng một khu phức hợp dệt - nhuộm - may tại khu vực miền Trung.

Một số nhà đầu tư nước ngoài cũng không bỏ lỡ cơ hội đi tắt đón đầu này. Tập đoàn Dong-IL của Hàn Quốc đầu 52 triệu USD để xây dựng nhà máy sợi ở miền Nam, trong khi công ty Đài Loan Forever Glorious cũng công bố kế hoạch chi tới 50 triệu USD để xây dựng nhà máy dệt-nhuộm-may.

Nigel Cory cho biết, các công ty Trung Quốc như Esqual Group và Jiangsu Yulun cũng đang lên kế hoạch xây dựng các nhà máy may quy mô lớn ở Việt Nam.

Theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam năm ngoái đạt 20 tỷ USD. Hiện có khoảng 2,5 triệu công nhân đang làm việc tại 6.000 nhà máy trên toàn quốc.

Nigel Cory nhận định, khi tham gia TPP, Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia thành viên được hưởng lợi nhiều nhất. TPP có thể giúp dệt may và da giày Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu tới 165 tỷ USD vào năm 2025. Trong trường hợp không có TPP, con số này chỉ dừng lại ở mức khiêm tốn, khoảng 113 tỷ USD./.

Theo Trần Ngọc
VOV/CogitAsia

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm