Cả thế giới quay cuồng với vàng
Vàng rớt ở mức kỷ lục kể từ năm 1980. Không chỉ ở Việt Nam, Nhật Bản - quốc gia sở hữu đồng Yên đang ngày một mạnh dần, người dân cũng phát sốt trong cơn bão giá vàng. Cả thế giới quay cuồng theo từng nhịp lên xuống của giá vàng.
Vàng rớt thê thảm nhất kể từ năm 1980
Vàng thỏi đã tăng 400 USD kể từ tháng 7. Nhưng các nhà phân tích cho rằng đã đến lúc các nhà đầu tư nên rút tiền ra khỏi việc đầu tư vàng. Giá vàng giao ngay giảm 4,1% xuống còn 1.754/ounce trong phiên chiều 24/8 (giờ Mỹ), thoát khỏi mức thấp nhất trước đó là 1.749/ounce. Trước khi vàng bắt đầu có phản xạ giảm vào hôm thứ ba, từ 1.900 USD, nó đã tăng gần 9% sau 6 phiên giao dịch. Giá vàng kỳ hạn giao tháng 12 giảm 104 USD xuống còn 1.757/ounce.
Dữ liệu của Reuters cho thấy đây là mức giảm lớn nhất kể từ ngày 22/1/1980, khi nó đã giảm gần 150 USD. Trên cơ sở tỷ lệ phần trăm thì đây là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 12 năm 2008, trong cuộc khủng hoảng tài chính vào thời gian này.
Nhật Bản cũng điên đảo vì vàng
Tại Nhật, đất nước đang sở hữu đồng nội tệ mạnh, người dân cũng điên đảo vì vàng,
Bà Eriko Ebina, 60 tuổi, đứng bên ngoài một của hàng vàng Tokyo, chia sẻ giá kim loại quý thời điểm gần đây là quá hấp dẫn: "Trong hơn 30 năm, tôi đồ trang sức vàng mà mẹ tôi mua cho, theo dõi thông tin tôi thấy giá vàng đang cao, tôi nghĩ tôi sẽ bán chúng ngay bây giờ, chỉ bớt lại một số vật lưu niệm. Tôi kiếm được nhiều hơn tôi nghĩ và tôi không quan tâm đến việc nó đang giảm giá."
Những người bán vàng như Ebina sẽ bù đắp cho quỹ vàng của Nhật Bản, nước xuất khẩu vàng trong 6 năm liên tiếp. Giá trị tài sản của Mitsubishi UFJ Trust và quỹ ETF Banking Corp's physical gold, quỹ đầu tiên của Nhật Bản hỗ trợ lưu trữ kim loại trong nước, đã tăng 21,8 tỷ Yên (284,9 triệu USD) vào quý này từ cuối tháng 7 đến ngày 23/8. "Họ có nhu cầu đa dạng hóa tài sản của mình sau khi nhìn thấy tiền tệ, chứng khoán và những thứ khác dễ bay hơi." Hoshi, giám đốc điểu hành của Mistsubishi USJ Trust nói.
Hạ cấp đánh giá tín dụng của Mỹ cũng như cuộc khủng hoảng nợ lan rộng ở châu Âu là nhưng điểm báo xấu cho nền kinh tế thế giới, cũng là nguyên nhân gây ra cơn sốt vàng giá vàng tăng 14% trong tháng này. Ông Ryosuke Okazaki, Giám đốc công ty đầu tư ITC nói: "Những lo ngại vể đồng tiền Mỹ và đồng euro gia tăng đặc biệt trong tháng này". Quỹ ITC có quyền kiểm soát khoảng 2 tỷ Yên vàng của Nhật Bản. Giá vàng có thể tiếp tục giảm. Khi mua vàng bằng đồng Yên thì giá vàng giảm gần 1/5, mức cao kỷ lục vào năm 1980.
"Cốt lõi của cuộc khủng hoảng làm rung chuyển đất nước là các đầu tư hiện tại không có kinh nghiệm phản ứng với việc giảm giá trị của đồng Yên", ông Tetsu Emori, nhà quản lý của công ty Astmax bình luận. Giá vàng bán lẻ cao nhất ở Nhật Bản là 1.762USD/ounce vào ngày 23/8, không bao gồm chi phí thuế 5%, cao nhất kể từ tháng 9/1980. Giá vàng bán lẻ đỉnh điểm tại Nhật là 2.412USD/ounce vào tháng 1/1980.
Từ đầu tháng 8, số lượng vàng bán ra ở Nhật bắt đầu tăng. Tốc độ vàng bán ra trong tháng 8 là tốc độ cao nhất trong lịch sử Nhật. Lượng vàng bán ra trong tháng 8 của Nhật tăng gấp đôi với khối lượng 10,2 tấn vào ngày 23/8, trong khi con số này trong tháng 7 là 4,3 tấn. Giá trị khối lượng vàng này ngày 23/8 là khoảng 48,4 tỷ Yên. Năm 2011 là năm thứ sáu liên tiếp Nhật Bản xuất khẩu vàng ròng. Giữa tháng giêng đến tháng sáu năm nay, khối lượng vàng xuất khẩu của Nhật Bản đã tăng lên 45,8 tấn, trong cùng kỳ năm trước con số này là 46 tấn. Xuất khẩu ròng năm nay là 43 tấn vượt quá 39 tấn một năm trước đó.
Nhật Bản đã xuất khẩu tổng cộng 91 tấn vàng và nhập khẩu 13 tấn trong năm 2010, kết quả là xuất khẩu ròng nước này đạt mức kỷ lục của 78 tấn vàng, khoảng 1/4 sản lượng vàng khai thác hàng năm của Trung Quốc. Vàng tích lũy trong dân chúng của Nhật Bản vào khoảng 1.500 tấn vàng năm ngoái, vì vậy việc xuất khẩu vàng này có thể khiến số lượng này giảm khoảng 1.400 tấn.
Sốt vàng tại Việt Nam trên mặt báo Mỹ
Sốt vàng tại Việt Nam đã thực sự thu hút sự chú ý của báo chí thế giới.
Reuters đưa tin, dân Việt Nam cũng như dân chúng ở nhiều nước khác lo ngại về suy thoái kinh tế, người Việt Nam cũng đổ xô đi mua vàng. Giá vàng bán lẻ tại Việt Nam tăng trên giá vàng quốc tế. Giá vàng đỉnh điểm tại thị trường Việt Nam vào khoảng 1.955 USD (48,87 triệu đồng)/ounce hôm thứ ba vừa qua (ngày 23/8) vào thời điểm đó giá đóng cửa quốc tế là 1.830 USD. Giá vàng ở Việt Nam hôm qua, thứ 4(24/8) duy trì trên mức giá vàng thế giới khoảng 90 USD/ounce.
Chị Lê Thị Thanh, 32 tuổi đang đợi bán vàng tại một tiệm vàng cho biết rằng chị thấy vàng là một hình thức đầu tư an toàn, chị nói: "Giá vàng khi tôi mua vào là 38 triệu VNĐ một lượng, bây giờ tôi bán ra là 47,8 triệu VNĐ. Tính ra là đã lãi gần 1 triệu VNĐ/lượng trong chỉ 1 tháng" (Một lượng tương đương với 1,21 ounce)
Lo ngại về hoạt động đầu cơ, buôn lậu gia tăng. Giá vàng đã được điểu chỉnh khoảng 10 ngày 1 lần, trong khi đó báo giá mua vào và bán ra cũng được mở rộng. Giá vàng cao khủng khiếp như vậy đã khiến Ngân hàng nhà nước Việt Nam cho phép ít nhất một công ty trong nước nhập khẩu nhiều vàng hơn để giúp hạ nhiệt thị trường vàng trong nước, các phương tiện truyền thông cũng đưa tin rằng nhà nước có thể sẽ cho phép mở cửa nhập khẩu vàng không giới hạn. Các nhà chức trách cũng lo ngại rằng những hoạt động đầu cơ có thể khiến lạm phát tăng.
Tuy nhiên, người Việt Nam không dường như không thể chấm dứt mối quan tâm lâu dài của họ với vàng. Người Việt Nam đầu tư gần như độc quyền vào vàng, chính phủ đang cố gắng thay đổi điều này để di chuyển tiền vào các khu vực khác của nền kinh tế. Chị Nguyễn Thị Hương, một người dân cho biết: "Trên thực tế, tôi thấy nhiều người giữ vàng qua nhiều năm. Trong gia đình tôi cũng có nhiều người mua vàng vì họ tin rằng vàng có giá trị hơn tiền mặt".
Theo Bích Ngọc
Vietnamnet