Ấn Độ:
Buôn lậu vàng có nguy cơ nở rộ
(Dân trí) - Từng xuất hiện trong nhiều bộ phim Bollywood với tư cách là công việc ưa thích của giới tội phạm, buôn lậu vàng đang có nguy cơ rộ lên ở Ấn Độ sau khi Chính phủ nước này tăng mạnh thuế nhập khẩu vàng nhằm kiềm chế nhu cầu.
Tờ Wall Street Journal cho biết, những hạn chế mới mà Chính phủ Ấn đặt ra khó có thể làm giảm sức hút của vàng đối với người dân nước này vốn có truyền thống giữ vàng lâu đời. Bởi thế, nhiều khả năng, một phần nhu cầu vàng của người Ấn sẽ được đáp ứng thông qua những kênh không chính thức nhằm né mức thuế nhập khẩu vàng cao.
Cho tới năm 1992, hoạt động buôn lậu vàng vào Ấn Độ diễn ra mạnh mẽ. Vào năm đó, Chính phủ nước này bãi bỏ Đạo luật Kiểm soát vàng, cho phép nhập khẩu vàng tự do nhằm xóa bỏ tình trạng thất thu nặng về thuế đang diễn ra vào thời điểm đó.
Trước năm 1992, Đạo luật Kiểm soát vàng cấm hoàn toàn việc nhập khẩu vàng vào Ấn Độ. Người dân Ấn khi đó cũng không được phép nắm giữ vàng miếng và tiền xu vàng mà chỉ được giữ vàng trang sức.
Từ năm ngoái tới nay, Ấn Độ lại nỗ lực giảm nhập khẩu vàng do việc các công ty nữ trang của nước này ráo riết nhập vàng bằng ngoại tệ khiến dự trữ ngoại hối của nước này giảm mạnh, ảnh hưởng tiêu cực tới tỷ giá của đồng Rupee. Trong vòng 1 năm qua, tỷ giá đồng tiền của Ấn Độ đã giảm 7% và hiện ở mức 53,67 Rupee đổi 1 USD.
Đầu tuần này, Chính phủ Ấn Độ tăng thuế nhập khẩu vàng lên 6% từ mức 4% trước đó. Đây là lần tăng thuế nhập khẩu vàng lần thứ ba của nước này trong vòng 1 năm qua.
“Việc tăng thuế sẽ không giảm đáng kể được lượng vàng nhập khẩu. Cách làm này sẽ chỉ khiến hoạt động buôn lậu vàng gia tăng”, ông Suresh Hundia, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Vàng Bombay, tổ chức lớn nhất của các nhà giao dịch và bán lẻ vàng tại Ấn, nhận định. Suốt nhiều tháng qua, các công ty kinh doanh vàng tại Ấn đã bày tỏ lo ngại về những chính sách mới đối với vàng mà Chính phủ nước này đưa ra.
Ấn Độ, nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, đã nhập khẩu khoảng 800 tấn vàng trong năm 2012. Đây là số liệu do ông Amresh Acharya, Giám đốc Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) tại Ấn Độ, đưa ra. Vàng là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn thứ nhì của Ấn Độ, sau dầu thô.
Các nhà phân tích cho rằng, thuế nhập khẩu cao khó có thể làm cho nhu cầu vàng của Ấn Độ khó giảm mạnh vì truyền thống tặng nữ trang bằng vàng trong các đám cưới và mua vàng trong các dịp dễ hội được cho là mang đến vận may.
Vàng cũng là một kênh đầu tư ưa thích của người Ấn bởi nó mang lại mức lợi nhuận tốt hơn so với các tài sản khác như chứng khoán và trái phiếu trong vòng 2 năm qua.
Nhiều thông tin báo chí gần đây cho thấy, đúng như dự báo, hai đợt tăng thuế nhập khẩu vàng hồi năm ngoái của Ấn Độ đã làm gia tăng hoạt động nhập lậu vàng vào nước này qua biên giới với các nước láng giềng như Nepal, Bangladesh và Sri Lanka.
Tờ Economic Times của Ấn Độ mới đây dẫn lời các quan chức hải quan nước này cho biết, lượng vàng nhập khẩu trị giá 9,42 tỷ Rupee, tương đương 175 triệu USD, đã bị bắt giữ trong thời gian từ tháng 4-7 năm ngoái, tăng 272% so với cùng kỳ năm trước đó. Trong 5-6 năm trước, hầu như không có vụ bắt giữ vàng lậu nào ở Ấn.
Ngoài buôn lậu vàng qua đường biên, giới buôn lậu vàng Ấn Độ còn có khả năng mua vàng ở các địa chỉ như Dubai, tìm cách qua mắt lực lượng hải quan sân bay, xách về nước.
“Nhiều khách đi máy bay sẽ tìm cách không công khai số vàng mà họ đưa về nước”, một nhà giao dịch vàng ở Mumbai nhận xét.
Vàng được nhập khẩu hợp pháp vào Ấn Độ thông qua các ngân hàng và tổ chức được chỉ định. Người dân nước này được phép vận chuyển 2 kg vàng mỗi người mỗi năm từ nước ngoài về nước, nhưng phải nộp mức thuế bằng với thuế nhập khẩu.
“Chúng ta đã xem trên các bộ phim Bollywood thấy người ta dùng tiền Rupee để mua vàng ở những khu vực xa xôi hoặc trên biển. Điều này giờ có thể xảy ra trên thực tế”, một nhà giao dịch nói.
Cho tới năm 1992, hoạt động buôn lậu vàng vào Ấn Độ diễn ra mạnh mẽ. Vào năm đó, Chính phủ nước này bãi bỏ Đạo luật Kiểm soát vàng, cho phép nhập khẩu vàng tự do nhằm xóa bỏ tình trạng thất thu nặng về thuế đang diễn ra vào thời điểm đó.
Trước năm 1992, Đạo luật Kiểm soát vàng cấm hoàn toàn việc nhập khẩu vàng vào Ấn Độ. Người dân Ấn khi đó cũng không được phép nắm giữ vàng miếng và tiền xu vàng mà chỉ được giữ vàng trang sức.
Từ năm ngoái tới nay, Ấn Độ lại nỗ lực giảm nhập khẩu vàng do việc các công ty nữ trang của nước này ráo riết nhập vàng bằng ngoại tệ khiến dự trữ ngoại hối của nước này giảm mạnh, ảnh hưởng tiêu cực tới tỷ giá của đồng Rupee. Trong vòng 1 năm qua, tỷ giá đồng tiền của Ấn Độ đã giảm 7% và hiện ở mức 53,67 Rupee đổi 1 USD.
Đầu tuần này, Chính phủ Ấn Độ tăng thuế nhập khẩu vàng lên 6% từ mức 4% trước đó. Đây là lần tăng thuế nhập khẩu vàng lần thứ ba của nước này trong vòng 1 năm qua.
“Việc tăng thuế sẽ không giảm đáng kể được lượng vàng nhập khẩu. Cách làm này sẽ chỉ khiến hoạt động buôn lậu vàng gia tăng”, ông Suresh Hundia, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Vàng Bombay, tổ chức lớn nhất của các nhà giao dịch và bán lẻ vàng tại Ấn, nhận định. Suốt nhiều tháng qua, các công ty kinh doanh vàng tại Ấn đã bày tỏ lo ngại về những chính sách mới đối với vàng mà Chính phủ nước này đưa ra.
Ấn Độ, nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, đã nhập khẩu khoảng 800 tấn vàng trong năm 2012. Đây là số liệu do ông Amresh Acharya, Giám đốc Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) tại Ấn Độ, đưa ra. Vàng là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn thứ nhì của Ấn Độ, sau dầu thô.
Các nhà phân tích cho rằng, thuế nhập khẩu cao khó có thể làm cho nhu cầu vàng của Ấn Độ khó giảm mạnh vì truyền thống tặng nữ trang bằng vàng trong các đám cưới và mua vàng trong các dịp dễ hội được cho là mang đến vận may.
Vàng cũng là một kênh đầu tư ưa thích của người Ấn bởi nó mang lại mức lợi nhuận tốt hơn so với các tài sản khác như chứng khoán và trái phiếu trong vòng 2 năm qua.
Nhiều thông tin báo chí gần đây cho thấy, đúng như dự báo, hai đợt tăng thuế nhập khẩu vàng hồi năm ngoái của Ấn Độ đã làm gia tăng hoạt động nhập lậu vàng vào nước này qua biên giới với các nước láng giềng như Nepal, Bangladesh và Sri Lanka.
Tờ Economic Times của Ấn Độ mới đây dẫn lời các quan chức hải quan nước này cho biết, lượng vàng nhập khẩu trị giá 9,42 tỷ Rupee, tương đương 175 triệu USD, đã bị bắt giữ trong thời gian từ tháng 4-7 năm ngoái, tăng 272% so với cùng kỳ năm trước đó. Trong 5-6 năm trước, hầu như không có vụ bắt giữ vàng lậu nào ở Ấn.
Ngoài buôn lậu vàng qua đường biên, giới buôn lậu vàng Ấn Độ còn có khả năng mua vàng ở các địa chỉ như Dubai, tìm cách qua mắt lực lượng hải quan sân bay, xách về nước.
“Nhiều khách đi máy bay sẽ tìm cách không công khai số vàng mà họ đưa về nước”, một nhà giao dịch vàng ở Mumbai nhận xét.
Vàng được nhập khẩu hợp pháp vào Ấn Độ thông qua các ngân hàng và tổ chức được chỉ định. Người dân nước này được phép vận chuyển 2 kg vàng mỗi người mỗi năm từ nước ngoài về nước, nhưng phải nộp mức thuế bằng với thuế nhập khẩu.
“Chúng ta đã xem trên các bộ phim Bollywood thấy người ta dùng tiền Rupee để mua vàng ở những khu vực xa xôi hoặc trên biển. Điều này giờ có thể xảy ra trên thực tế”, một nhà giao dịch nói.
Phương Anh
Theo Wall Street Journal
Theo Wall Street Journal