Bóc trần các chiêu 'kinh điển' bán hàng đa cấp
Các công ty bán hàng đa cấp thường có những chiêu lừa đảo “kinh điển” như nâng giá bán, “thổi’ chất lượng sản phẩm…
Sự phát triển bất bình thường dẫn đến Agel rỗng ruột và sụp đổi nhanh chóng.
Bán hàng đa cấp trở thành “điểm nóng” của thị trường trong nhiều năm qua. Những công ty hoạt động đúng quy định không nhiều trong khi những công ty bị đánh giá là lừa đảo xuất hiện nhan nhản với số lượng thành viên rất lớn. Các công ty bán hàng đa cấp có rất nhiều chiêu lừa đảo.
Nâng giá bán sản phẩm
Hình thức lừa đảo được nhắc tới nhiều nhất chính là việc các công ty nâng giá sản phẩm. Vốn là “chim đầu đàn” trong hệ thống bán hàng đa cấp, công ty Sinh Lợi được đưa ra mổ xẻ nhiều nhất.
Nếu cách đây khoảng 6 năm, 1 sản phẩm máy ozin của Sinh Lợi được bán với giá khoảng 1,5 triệu đồng thì tới bây giờ khi Sinh Lợi trở thành Thiên Ngọc Minh Uy, giá bán sản phẩm này đã tăng lên hơn 3 triệu đồng theo thời giá.
Tuy nhiên, điều đáng nói, sản phẩm này trên thị trường chỉ được bán với mức giá từ 800.000 đồng tới hơn 1 triệu đồng. Như vậy, hơn 2 triệu đồng đã nằm trong tay những người tham gia. Các sản phẩm khác đều được bán với giá “trên trời” như áo ngực Nano giá 3,2 triệu đồng,…
Vấn đề “thổi” giá của Thiên Ngọc Minh Uy (Sinh Lợi trước đây” đã được cơ quan chức năng công bố. Năm 2006, Đoàn thanh tra do Sở Thương mại Tp. HCM thành lập kiểm tra đã công bố 22 mặt hàng mỹ phẩm đang được Sinh Lợi kinh doanh "có vấn đề" về xuất xứ.
Theo thông báo, một bộ mỹ phẩm được dán mác Đài Loan giá vốn là 709.571 đồng nhưng được Sinh Lợi bán ra với giá 3 triệu đồng. Trên sản phẩm này, tên, địa chỉ của nhà sản xuất không được in hay dán trên chai, lọ, vỏ hộp mà chỉ dán băng keo trong ghi "made in Taiwan", rất dễ tháo gỡ.
Công ty TNHH Thương mại Lô Hội cũng là một trong những “điểm đen” của bán hàng đa cấp. Đây là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam nhập khẩu và phân phối độc quyền các loại sản phẩm Forever Living của Aloe vera of America, Inc-Hoa Kỳ (AVA), giá hàng nhập khẩu và giá mà Công ty Lô Hội bán sỉ, bán lẻ tại Việt Nam đều do AVA ấn định tạo ra sự chênh lệch quá cao, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Theo kết luận thanh tra, mặt hàng Sonya Mascara của Canada giá vốn chỉ có 14.834 đồng nhưng Lô Hội bán sỉ tới 171.000 đồng (gấp hơn 11 lần) và bán lẻ 244.000 đồng (gấp 15 lần). Một sản phẩm khác là viên bổ sung dinh dưỡng Forever Bee Pollen chỉ có giá vốn 3.271 đồng nhưng Lô Hội bán sỉ là 244.000 đồng (gấp 74 lần), bán lẻ 348.000 đồng (gấp 117 lần).
“Thổi” chất lượng sản phẩm
Không chỉ nâng giá sản phẩm lên tới cả chục lần, các công ty bán hàng đa cấp còn nhập khẩu hàng chất lượng không được đảm bảo.
Sau khi kiểm tra công ty Sinh Lợi, đoàn thanh tra cho biết hạn sử dụng trên vỏ hộp, trên nhãn phụ chỉ in "dùng trong 3 năm kể từ ngày sản xuất" trong khi ngày sản xuất lại không được in trên chai mà lại được đóng dấu bằng mực đen, xanh, đỏ ở phía trong phần trên của vỏ hộp. Màu mực đóng dấu khác với màu mực in các thông tin trên bao bì.
Khi đoàn thanh tra yêu cầu công ty xuất trình hồ sơ gốc của các mỹ phẩm đã đăng ký tại Cục quản lý dược Việt Nam thì công ty không xuất trình được.
Giải trình vấn đề này, Công ty Sinh Lợi cho biết, trong 22 mặt hàng mỹ phẩm nói trên có 5 mặt hàng do công ty trực tiếp nhập khẩu từ Đài Loan, 17 mặt hàng còn lại được Công ty TNHH TM - DV Hoành Vũ nhập khẩu từ Đài Loan, Trung Quốc và Sinh Lợi mua lại. Tuy nhiên, cả 2 công ty Sinh Lợi và Hoành Vũ đều không trình được hồ sơ gốc.
Sau khi Sinh Lợi bị đóng cửa vì nhiều sai phạm và lừa đảo, Thiên Ngọc Minh Uy đã xuất hiện thay thế Sinh Lợi. Và sản phẩm được công ty này khuếch trương nhiều chính là sản phẩm áo ngực nano.
Theo quảng cáo thì loại áo này là một "phát minh vĩ đại của thế kỷ 21" với nhiều tác dụng. Tại một số trang web, thông tin về chiếc áo ngực được đăng hoành tráng với hàng loạt chức năng, công dụng như giúp ngực nở, phát triển cân đối, làm hồng nhũ hoa, chống xảy xệ, phòng chống bệnh ung thư và các chứng bệnh về vú, chống lãnh cảm, tàn nhang, mụn nhọt... Kèm theo là những câu chuyện, hình ảnh, video clip khá bắt mắt về "hiệu quả" của người sử dụng áo nano...
Bà Phạm Thị Huy, Giám đốc Công ty Thiên Ngọc Minh Uy, khẳng định "áo nano" có tác dụng làm đẹp và phòng bệnh, đã được cơ quan của Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận hẳn hoi. Giấy chứng nhận mà bà Huy nói, thực chất là kết quả phân tích của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường (Bộ Y tế) dành cho sản phẩm.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Trang thiết bị y tế và công trình y tế (Bộ Y tế), khẳng định về nguyên tắc nếu là sản phẩm phòng chữa bệnh, đơn vị nhập khẩu phải có các giấy tờ chứng nhận và cấp phép của cơ quan hữu trách Việt Nam rồi mới được bán ra ngoài.
Trong khi, cũng theo ông Tuấn, đến nay cơ quan y tế chưa nhận được thông tin xin phép hay cấp phép cho sản phẩm nịt ngực có tác dụng phòng chữa bệnh.
Công ty Lô Hội cũng bị kết luận có hành vi nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa không đạt chất lượng. Ngày 15.9, Công ty này nhập kho 100 hộp phấn che khuyết điểm hiệu Sonya Colour Collection 25g do Cty Cosmetica Laboratories - Canada sản xuất và đã xuất bán 87 hộp.
Theo kết quả kiểm nghiệm của Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm TP. HCM thì các sản phẩm trên không đạt tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn kỹ thuật đã cung cấp.
Không chỉ Sinh Lợi, Lô Hội “thổi” chất lượng sản phẩm, những công ty đa cấp khác cũng dùng chiêu này để lừa gạt khách hàng.
Trong các buổi hội thảo, một số người tự xưng là cấp trên của Herbalife tại Việt Nam đã quảng cáo về các sản phẩm này có vai trò dinh dưỡng bổ sung như: Thải độc tố, tăng cường sức khỏe, điều chỉnh trọng lượng...
Họ cũng khuếch trương cho sản phẩm bằng những thông tin rất hấp dẫn như, ra đời tại Mỹ năm 1980 thì năm 1985 đã là sản phẩm cung cấp thường xuyên cho các phi công của NASA; hàng ngày có 45 triệu người sử dụng loại thực phẩm này và hiện đã có mặt ở thị trường 60 nước trên thế giới...
Tuy nhiên, dược sĩ Trương Thị Xuân Huệ sau khi xem xét các hộp sản phẩm mẫu đã cho biết, việc tuyên truyền quảng bá sản phẩm tại nhà riêng không được cơ quan chức năng cho phép tức là hình thức truyền bá lén lút, không minh bạch. Sản phẩm này sai hoàn toàn về quy chế nhãn (hàng nhập chính ngạch qua công ty phải có nhãn phụ ghi rõ cơ quan nhập khẩu, hạn dùng, nếu là thuốc phải có toa tiếng Việt…).
Nâng giá bán sản phẩm
Hình thức lừa đảo được nhắc tới nhiều nhất chính là việc các công ty nâng giá sản phẩm. Vốn là “chim đầu đàn” trong hệ thống bán hàng đa cấp, công ty Sinh Lợi được đưa ra mổ xẻ nhiều nhất.
Nếu cách đây khoảng 6 năm, 1 sản phẩm máy ozin của Sinh Lợi được bán với giá khoảng 1,5 triệu đồng thì tới bây giờ khi Sinh Lợi trở thành Thiên Ngọc Minh Uy, giá bán sản phẩm này đã tăng lên hơn 3 triệu đồng theo thời giá.
Tuy nhiên, điều đáng nói, sản phẩm này trên thị trường chỉ được bán với mức giá từ 800.000 đồng tới hơn 1 triệu đồng. Như vậy, hơn 2 triệu đồng đã nằm trong tay những người tham gia. Các sản phẩm khác đều được bán với giá “trên trời” như áo ngực Nano giá 3,2 triệu đồng,…
Vấn đề “thổi” giá của Thiên Ngọc Minh Uy (Sinh Lợi trước đây” đã được cơ quan chức năng công bố. Năm 2006, Đoàn thanh tra do Sở Thương mại Tp. HCM thành lập kiểm tra đã công bố 22 mặt hàng mỹ phẩm đang được Sinh Lợi kinh doanh "có vấn đề" về xuất xứ.
Theo thông báo, một bộ mỹ phẩm được dán mác Đài Loan giá vốn là 709.571 đồng nhưng được Sinh Lợi bán ra với giá 3 triệu đồng. Trên sản phẩm này, tên, địa chỉ của nhà sản xuất không được in hay dán trên chai, lọ, vỏ hộp mà chỉ dán băng keo trong ghi "made in Taiwan", rất dễ tháo gỡ.
Công ty TNHH Thương mại Lô Hội cũng là một trong những “điểm đen” của bán hàng đa cấp. Đây là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam nhập khẩu và phân phối độc quyền các loại sản phẩm Forever Living của Aloe vera of America, Inc-Hoa Kỳ (AVA), giá hàng nhập khẩu và giá mà Công ty Lô Hội bán sỉ, bán lẻ tại Việt Nam đều do AVA ấn định tạo ra sự chênh lệch quá cao, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Theo kết luận thanh tra, mặt hàng Sonya Mascara của Canada giá vốn chỉ có 14.834 đồng nhưng Lô Hội bán sỉ tới 171.000 đồng (gấp hơn 11 lần) và bán lẻ 244.000 đồng (gấp 15 lần). Một sản phẩm khác là viên bổ sung dinh dưỡng Forever Bee Pollen chỉ có giá vốn 3.271 đồng nhưng Lô Hội bán sỉ là 244.000 đồng (gấp 74 lần), bán lẻ 348.000 đồng (gấp 117 lần).
“Thổi” chất lượng sản phẩm
Không chỉ nâng giá sản phẩm lên tới cả chục lần, các công ty bán hàng đa cấp còn nhập khẩu hàng chất lượng không được đảm bảo.
Sau khi kiểm tra công ty Sinh Lợi, đoàn thanh tra cho biết hạn sử dụng trên vỏ hộp, trên nhãn phụ chỉ in "dùng trong 3 năm kể từ ngày sản xuất" trong khi ngày sản xuất lại không được in trên chai mà lại được đóng dấu bằng mực đen, xanh, đỏ ở phía trong phần trên của vỏ hộp. Màu mực đóng dấu khác với màu mực in các thông tin trên bao bì.
Khi đoàn thanh tra yêu cầu công ty xuất trình hồ sơ gốc của các mỹ phẩm đã đăng ký tại Cục quản lý dược Việt Nam thì công ty không xuất trình được.
Giải trình vấn đề này, Công ty Sinh Lợi cho biết, trong 22 mặt hàng mỹ phẩm nói trên có 5 mặt hàng do công ty trực tiếp nhập khẩu từ Đài Loan, 17 mặt hàng còn lại được Công ty TNHH TM - DV Hoành Vũ nhập khẩu từ Đài Loan, Trung Quốc và Sinh Lợi mua lại. Tuy nhiên, cả 2 công ty Sinh Lợi và Hoành Vũ đều không trình được hồ sơ gốc.
Sau khi Sinh Lợi bị đóng cửa vì nhiều sai phạm và lừa đảo, Thiên Ngọc Minh Uy đã xuất hiện thay thế Sinh Lợi. Và sản phẩm được công ty này khuếch trương nhiều chính là sản phẩm áo ngực nano.
Theo quảng cáo thì loại áo này là một "phát minh vĩ đại của thế kỷ 21" với nhiều tác dụng. Tại một số trang web, thông tin về chiếc áo ngực được đăng hoành tráng với hàng loạt chức năng, công dụng như giúp ngực nở, phát triển cân đối, làm hồng nhũ hoa, chống xảy xệ, phòng chống bệnh ung thư và các chứng bệnh về vú, chống lãnh cảm, tàn nhang, mụn nhọt... Kèm theo là những câu chuyện, hình ảnh, video clip khá bắt mắt về "hiệu quả" của người sử dụng áo nano...
Bà Phạm Thị Huy, Giám đốc Công ty Thiên Ngọc Minh Uy, khẳng định "áo nano" có tác dụng làm đẹp và phòng bệnh, đã được cơ quan của Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận hẳn hoi. Giấy chứng nhận mà bà Huy nói, thực chất là kết quả phân tích của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường (Bộ Y tế) dành cho sản phẩm.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Trang thiết bị y tế và công trình y tế (Bộ Y tế), khẳng định về nguyên tắc nếu là sản phẩm phòng chữa bệnh, đơn vị nhập khẩu phải có các giấy tờ chứng nhận và cấp phép của cơ quan hữu trách Việt Nam rồi mới được bán ra ngoài.
Trong khi, cũng theo ông Tuấn, đến nay cơ quan y tế chưa nhận được thông tin xin phép hay cấp phép cho sản phẩm nịt ngực có tác dụng phòng chữa bệnh.
Công ty Lô Hội cũng bị kết luận có hành vi nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa không đạt chất lượng. Ngày 15.9, Công ty này nhập kho 100 hộp phấn che khuyết điểm hiệu Sonya Colour Collection 25g do Cty Cosmetica Laboratories - Canada sản xuất và đã xuất bán 87 hộp.
Theo kết quả kiểm nghiệm của Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm TP. HCM thì các sản phẩm trên không đạt tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn kỹ thuật đã cung cấp.
Không chỉ Sinh Lợi, Lô Hội “thổi” chất lượng sản phẩm, những công ty đa cấp khác cũng dùng chiêu này để lừa gạt khách hàng.
Trong các buổi hội thảo, một số người tự xưng là cấp trên của Herbalife tại Việt Nam đã quảng cáo về các sản phẩm này có vai trò dinh dưỡng bổ sung như: Thải độc tố, tăng cường sức khỏe, điều chỉnh trọng lượng...
Họ cũng khuếch trương cho sản phẩm bằng những thông tin rất hấp dẫn như, ra đời tại Mỹ năm 1980 thì năm 1985 đã là sản phẩm cung cấp thường xuyên cho các phi công của NASA; hàng ngày có 45 triệu người sử dụng loại thực phẩm này và hiện đã có mặt ở thị trường 60 nước trên thế giới...
Tuy nhiên, dược sĩ Trương Thị Xuân Huệ sau khi xem xét các hộp sản phẩm mẫu đã cho biết, việc tuyên truyền quảng bá sản phẩm tại nhà riêng không được cơ quan chức năng cho phép tức là hình thức truyền bá lén lút, không minh bạch. Sản phẩm này sai hoàn toàn về quy chế nhãn (hàng nhập chính ngạch qua công ty phải có nhãn phụ ghi rõ cơ quan nhập khẩu, hạn dùng, nếu là thuốc phải có toa tiếng Việt…).
Bắt thành viên phải mua hàng
Mua hàng với giá đắt đỏ để trở thành hợp tác viên hoặc chuyên viên kinh doanh của các công ty đa cấp dường như đã trở thành điều tất nhiên. Thế nhưng không phải ai cũng biết khi bắt người tham gia mua hàng, các công ty đa cấp đã làm sai luật.
Điều 48 Luật Cạnh tranh, cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp: “Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp”.
Tuy nhiên một số công ty lách luật bằng cách yêu cầu người tham gia ký vào đơn tự nguyện mua sản phẩm. Ngoài ra, luật cấm “cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp...”.
Ngoài ra, lợi dụng kẽ hở của Nghị định 110/2005/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, nhiều doanh nghiệp đã cố tình làm trái. Cụ thể khoản 1, Điều 7, Nghị định quy định: "Cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp".
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, “tham gia” tức là chỉ vào mạng lưới với mục đích dùng hàng hoặc bán lẻ, còn để kinh doanh, để có quyền mời người, để phát triển hệ thống thì gọi là đầu tư. Mà đầu tư thì phải đóng tiền là lẽ đương nhiên.
Khoản 2, Điều 7 quy định: “Cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp yêu cầu người muốn tham gia phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp”. Để lách quy định này, các doanh nghiệp cho rằng công ty không ép mua, hàng hóa là do người tham gia tự nguyện mua tích sẵn ở nhà phòng khi khách hỏi đột ngột...
Ngoài ra, các công ty đa cấp còn vi phạm luật khi cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp và cung cấp thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hoá để dụ dỗ người khác tham gia bán.
Im thin thít rồi lặn mất tăm
Các công ty đa cấp có nhiều hành vi lừa đảo. Và hành vi cuối cùng chính là biến mất cùng “núi tiền” của hàng ngàn người. Vụ biến mất đình đám nhất trong thời gian gần đây chính là sự kiện Agel.
Bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ giữa năm 2008, Agel Việt Nam nhanh chóng nổi lên như một trong những nhãn hàng kinh doanh đa cấp thành công, nhất là ở thời điểm những sản phẩm đa cấp - cũng là các thực phẩm chức năng - xuất hiện sớm hơn phần nào bị người tiêu dùng tẩy chay. Trên nhiều diễn đàn, người ta đã coi Agel như mạng lưới kinh doanh đa cấp số 1 ở Việt Nam
Tuy nhiên đến tháng 2.2011, Công ty Agel đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà và chỉ sau một đêm đã thu dọn toàn bộ đồ đạc tại ngôi nhà rồi "biến mất" đến tận bây giờ.
Luật sư Lê Thiên, Giám đốc Cty Luật Lê&Liên danh, cho biết, với các tình tiết như: Dừng hoạt động đột ngột không thông báo, không thanh toán hết tiền hoa hồng cho nhà phân phối, nợ hàng chưa trả lại cho nhà phân phối... và không xuất hiện để giải quyết hậu quả, đã đủ yếu tố để cấu thành tội danh lừa đảo đối với Giám đốc Agel Việt Nam.
Theo Nghị định 110, quy định về bán hàng đa cấp, điều 19 ghi rõ, công ty bán hàng đa cấp khi ngừng hoặc chấm dứt hoạt động phải thông báo với các sở chức năng tại địa bàn, đồng thời phải thông báo công khai ở trụ sở chính và cho những người tham gia biết trong thời hạn 30 ngày làm việc.
Trước đó, hàng loạt các công ty đa cấp cũng âm thầm biến mất nhưng chỉ có Sinh Lợi là “hồi sinh” chỉ sau vài ngày biến mất. Sinh Lợi “hồi sinh” dưới cái tên mới là Thiên Ngọc Minh Uy.
Mua hàng với giá đắt đỏ để trở thành hợp tác viên hoặc chuyên viên kinh doanh của các công ty đa cấp dường như đã trở thành điều tất nhiên. Thế nhưng không phải ai cũng biết khi bắt người tham gia mua hàng, các công ty đa cấp đã làm sai luật.
Điều 48 Luật Cạnh tranh, cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp: “Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp”.
Tuy nhiên một số công ty lách luật bằng cách yêu cầu người tham gia ký vào đơn tự nguyện mua sản phẩm. Ngoài ra, luật cấm “cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp...”.
Ngoài ra, lợi dụng kẽ hở của Nghị định 110/2005/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, nhiều doanh nghiệp đã cố tình làm trái. Cụ thể khoản 1, Điều 7, Nghị định quy định: "Cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp".
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, “tham gia” tức là chỉ vào mạng lưới với mục đích dùng hàng hoặc bán lẻ, còn để kinh doanh, để có quyền mời người, để phát triển hệ thống thì gọi là đầu tư. Mà đầu tư thì phải đóng tiền là lẽ đương nhiên.
Khoản 2, Điều 7 quy định: “Cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp yêu cầu người muốn tham gia phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp”. Để lách quy định này, các doanh nghiệp cho rằng công ty không ép mua, hàng hóa là do người tham gia tự nguyện mua tích sẵn ở nhà phòng khi khách hỏi đột ngột...
Ngoài ra, các công ty đa cấp còn vi phạm luật khi cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp và cung cấp thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hoá để dụ dỗ người khác tham gia bán.
Im thin thít rồi lặn mất tăm
Các công ty đa cấp có nhiều hành vi lừa đảo. Và hành vi cuối cùng chính là biến mất cùng “núi tiền” của hàng ngàn người. Vụ biến mất đình đám nhất trong thời gian gần đây chính là sự kiện Agel.
Bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ giữa năm 2008, Agel Việt Nam nhanh chóng nổi lên như một trong những nhãn hàng kinh doanh đa cấp thành công, nhất là ở thời điểm những sản phẩm đa cấp - cũng là các thực phẩm chức năng - xuất hiện sớm hơn phần nào bị người tiêu dùng tẩy chay. Trên nhiều diễn đàn, người ta đã coi Agel như mạng lưới kinh doanh đa cấp số 1 ở Việt Nam
Tuy nhiên đến tháng 2.2011, Công ty Agel đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà và chỉ sau một đêm đã thu dọn toàn bộ đồ đạc tại ngôi nhà rồi "biến mất" đến tận bây giờ.
Luật sư Lê Thiên, Giám đốc Cty Luật Lê&Liên danh, cho biết, với các tình tiết như: Dừng hoạt động đột ngột không thông báo, không thanh toán hết tiền hoa hồng cho nhà phân phối, nợ hàng chưa trả lại cho nhà phân phối... và không xuất hiện để giải quyết hậu quả, đã đủ yếu tố để cấu thành tội danh lừa đảo đối với Giám đốc Agel Việt Nam.
Theo Nghị định 110, quy định về bán hàng đa cấp, điều 19 ghi rõ, công ty bán hàng đa cấp khi ngừng hoặc chấm dứt hoạt động phải thông báo với các sở chức năng tại địa bàn, đồng thời phải thông báo công khai ở trụ sở chính và cho những người tham gia biết trong thời hạn 30 ngày làm việc.
Trước đó, hàng loạt các công ty đa cấp cũng âm thầm biến mất nhưng chỉ có Sinh Lợi là “hồi sinh” chỉ sau vài ngày biến mất. Sinh Lợi “hồi sinh” dưới cái tên mới là Thiên Ngọc Minh Uy.
Theo VTC