Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cắt băng khánh thành Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc (Ảnh Chính phủ/VGP/Nhật Bắc)
Thưa Bộ trưởng, được biết ngày 15/12/2012, có 3 Hãng hàng không khai trương đường bay Hà Nội - Phú Quốc là Vietnam Airlines, Mekong Air và VietJet Air. Xin Bộ trưởng cho biết các hãng hàng không tư nhân có gặp khó khăn gì trong cạnh tranh với các hãng hàng không nhà nước không? Các Hãng hàng không Mekong Air và VietJet Air là doanh nghiệp của người nước ngoài hay của Việt Nam?
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng: Chủ trương của Chính phủ Việt Nam là khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ vận tải hàng không nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Các hãng hàng không tư nhân hoàn toàn được cạnh tranh bình đẳng với hãng hàng không Nhà nước, không gặp bất cứ khó khăn gì.
Hãng hàng không VietJet Air được hình thành bởi vốn góp của 30 cổ đông là các tổ chức, cá nhân người Việt Nam trong đó có 4 cổ đông sáng lập vào tháng 9/2007, với số vốn góp khoảng 500 tỷ đồng. VietJet Air bắt đầu khai thác thương mại từ tháng 12/2011.
Tại thời điểm hiện tại, VietJet Air có 20 cổ đông, là các tổ chức, cá nhân Việt Nam, với số vốn góp là 600 tỷ đồng, trong đó, các cổ đông có số vốn góp lớn nhất là: Công ty Cổ phần Sovico (42,512%, tương ứng 225,05 tỷ đồng), bà Nguyễn Thị Phương Thảo (ứng với 30%, 180 tỷ đồng), ông Nguyễn Thanh Hùng (19%, 114 tỷ đồng), Ngân hàng HD Bank (5%, 30 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Đầu tư Bắc Hà (1%, 6 tỷ đồng), bà Nguyễn Thanh Hà (0,5%, 3 tỷ đồng). Thông tin cho rằng Hãng hàng không VietJet Air là của gia đình một đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta là bịa đặt.
Hãng hàng không Mekong Air, được cấp giấy phép thành lập tháng 10/2008, bắt đầu khai thác vận tải hàng không từ tháng 10/2010. Xuất phát điểm ban đầu, Mekong Air do các tổ chức và cá nhân người Việt Nam góp vốn (Công ty đầu tư phát triển sản xuất Kiên Giang, Tập đoàn BIM và các cá nhân Việt Nam), vốn điều lệ ban đầu là 200 tỷ. Khi đi vào khai thác, vốn điều lệ của Mekong Air tăng lên 285,7 tỷ, trong đó Tập đoàn BIM góp 73,9%, các tổ chức, cá nhân Việt Nam góp vốn 8,5%, còn lại Hãng Sky West (Hoa Kỳ) góp 17,6%.
Sự thay đổi này nhằm đáp ứng Nghị định thay thế Nghị định 76 dự kiến sẽ được ban hành tháng 12/2012. Hiện tại, Bộ Tài Chính và Bộ Giao thông vận tải phối hợp quản lý giá dịch vụ tại cảng hàng không và giá cước vận tải, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh giữa các hãng hàng không theo Luật hàng không Việt Nam.
PV