Bí quyết kinh doanh độc đáo của thương hiệu sữa 150 năm
(Dân trí) - Thành lập từ năm 1871, thương hiệu sữa Cô Gái Hà Lan liên tục phát triển suốt 150 năm qua và đưa sản phẩm đến 100 quốc gia nhờ sở hữu bí quyết kinh doanh độc đáo.
Mô hình "đại gia đình nông dân" là giá trị cốt lõi
Từ nhiều thế kỷ trước, Hà Lan đã nổi tiếng với những nông trại bò sữa lớn và các nhà máy sản xuất bài bản. Từ nền tảng ấy, thương hiệu sữa Cô Gái Hà Lan phát triển với mô hình đại gia đình nông dân rồi nhân rộng đến 35 quốc gia khác. Điểm cốt lõi tạo nên giá trị bền vững của mô hình này là người nông dân chăn nuôi bò sữa giữ quyền làm chủ nông trại và làm chủ chất lượng dòng sữa đạt chuẩn Hà Lan.
Vào Việt Nam năm 1996, Cô Gái Hà Lan tiếp tục thực hiện mô hình người nông dân làm chủ bằng cách giúp họ phát triển chăn nuôi bò sữa trên chính mảnh đất của mình. Thời điểm đó, đặt niềm tin vào một doanh nghiệp FDI là quyết định khá khó khăn với nhiều người. Nhưng bằng phương pháp tiếp cận đúng đắn, các hỗ trợ thiết thực và cam kết hợp tác lâu dài của Chương trình Phát triển ngành sữa, Cô Gái Hà Lan trở thành đối tác tin cậy của các nông hộ Việt.
Đặc biệt, từ 2015, để gia tăng sản lượng sữa nguyên liệu đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người Việt Nam, tập đoàn triển khai chương trình "Chăn nuôi bò sữa bền vững" tại Hà Nam theo hình thức hợp tác với các hộ nông dân, hình thành những trang trại quy mô gia đình (50-80 bò/trại) trên triết lý "người nông dân làm chủ".
Nông dân giữ vai trò quan trọng để sữa tươi an toàn hơn chuẩn 11 lần
Những doanh nghiệp có tiếng nói quyết định đến ngành mình đang kinh doanh như Cô Gái Hà Lan có bức tranh toàn cảnh về ngành. Họ ý thức được mỗi bước đi của mình không chỉ để phát triển thương hiệu, mà còn tác động đến ngành công nghiệp mình là hạt nhân. Và trong mỗi bước đi ấy, hãng luôn coi mỗi nông hộ là thành viên chủ chốt của quá trình phát triển.
Có dịp đến huyện Đơn Dương, Lâm Đồng, ai cũng cảm thấy sự khởi sắc của các nông trại bò sữa nơi đây. Gia đình anh Trường - chị Ái là một thành viên tích cực của cộng đồng này. Với trang trại hơn 1 ha và đàn bò 30 con, mỗi ngày gia đình thu hoạch đến 280 kg sữa tươi nguyên liệu an toàn, tự nhiên và thuần khiết. Bí quyết của thành quả này là quy trình chăn nuôi chuẩn Hà Lan mà các nông hộ hợp tác được thụ hưởng từ Chương trình Phát triển ngành sữa.
Chia sẻ về ý nghĩa mà Chương trình Phát triển ngành sữa mang lại, ông Roel van Neerbos - Chủ tịch Tập đoàn FrieslandCampina, Khối các sản phẩm tiêu dùng - cho biết: "Sẽ ý nghĩa hơn khi thúc đẩy phát triển ngành sữa ngay tại các quốc gia mà Cô Gái Hà Lan đặt nhà máy sản xuất. Điều này giúp người nông dân nước sở tại tăng thu nhập và tái đầu tư vào đàn bò. Đồng thời, thông qua chương trình phát triển ngành sữa, người nông dân Hà Lan và Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm, cùng hợp tác nâng cao năng lực sản xuất".
Như vậy, dù ở 2 châu lục cách nhau gần 9.000km nhưng mẹ Việt vẫn có thể cho con uống dòng sữa tự nhiên và thuần khiết theo chuẩn Hà Lan, tiêu chuẩn khắt khe nhất của châu Âu và thế giới.
Theo bảng xếp hạng 22 tập đoàn dinh dưỡng và thực phẩm lớn nhất thế giới, có đóng góp vào việc phát triển, cải thiện dinh dưỡng toàn cầu, FrieslandCampina đã nỗ lực tăng từ hạng 8 (2016) lên hạng 4 (2018) nhờ triết lý "Nuôi dưỡng từ thiên nhiên" trong hoạt động sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sữa chất lượng cao, với giá trị dinh dưỡng cân bằng góp phần xây dựng một cuộc sống khỏe mạnh đầy sức sống.