Bị quốc tế soi, đại gia Việt hoa mắt, nổi nóng

Các DN Việt Nam càng lớn mạnh càng nhận được nhiều quan tâm đánh giá của các tổ chức quốc tế. Không ít DN đã bị cáo buộc, bị hạ tín nhiệm, thậm chí bị cấm cửa...

Điều này gây ra những hậu quả không hề nhỏ và kéo dài. Nhiều DN không lên tiếng nhưng cũng không ít đơn vị phản ứng mạnh mẽ. Tuy nhiên, trước tình huống này không nên bực mình cho rằng mình bị kỳ thị hoặc bôi xấu mà hãy xem đó là một cảnh báo để cải thiện mình trong con mắt quốc tế.   
 
Đòn bất ngờ

Đòn bất ngờ

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Đầu tháng 5/2013, một tổ chức phi chính phủ đã công bố báo cáo cáo buộc Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai - HAGL (HAG) có liên quan đến việc phát triển cây cao su của HAGL ở Lào và Campuchia. Việc này đã tác động rất mạnh tới DN của ông Đoàn Nguyên Đức - người giàu thứ 2 trên TTCK Việt Nam.

Ngay sau cáo buộc này, ông Đoàn Nguyên Đức đã có trả lời chính thức, phản báo các cáo buộc thiếu căn cứ này. Không những thế, nhiều tổ chức khác và ngay cả các quốc gia mà HAGL đầu tư cũng có những cách khác nhau thể hiện không đồng tình về những cáo buộc phiến diện đó.

Tự tin vào những hoạt động của mình, Bầu Đức không ngần ngại tuyên bố sẵn sàng đối thoại và mời các chuyên gia quốc tế vào khảo sát để hiểu đúng thực tế hơn là những tấm hình chụp từ vệ tinh.

Thế nhưng, trong một động thái mới đây, hôm 14/11, tổ chức này lại kêu gọi các NĐT quốc tế rời bỏ "đại gia cao su" HAGL với những lý do cũ liên quan đến trồng cao su ở Campuchia và Lào".

Các cáo buộc này còn nhắc tới hai nhà đầu tư tổ chức nước ngoài lớn ở HAGL là Deutsche Bank và IFC. Tuy nhiên, diễn biến sau đó cho thấy, các nhà đầu tư quốc tế vẫn đặt niềm tin và gia tăng đầu tư của mình vào HAGL. 

Trước đó, Hoàng Anh Gia Lai cũng đã bị 2 ông lớn trong lĩnh vực đánh giá tín nhiệm là S&P và Fitch đưa ra các xếp hạng khá bất lợi với triển vọng tín nhiệm xuống "tiêu cực" từ "ổn định" với lý giải rủi ro tín dụng gia tăng tại DN này do doanh số BĐS sụt giảm, dòng tiền và thanh khoản yếu.

Gần đây, 2 NHTMCP khá nổi tiếng là Sacombank và Techcombank cũng bị S&P hạ triển vọng tín nhiệm từ mức "ổn định" xuống "tiêu cực" với lý do: chất lượng tài sản giảm sút.

Hồi cuối năm ngoái, Ngân hàng ACB cũng đã nhận những đánh giá khá buồn từ các tổ chức đánh giá tín nhiệm. Khi đó Moody's hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của ACB về phát hành nợ bằng đồng nội tệ và ngoại tệ dài hạn. Còn Fitch đưa ACB vào diện cần xem xét. Các quyết định được đưa ra một phần dựa trên những diễn biến tiêu cực đối với ACB khi đó như sự kiện ông Nguyễn Đức Kiên và một số lãnh đạo bị bắt giữ.

Trong tháng 10/2013 vừa qua, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đã ra thông cáo cấm 4 DN Việt tiếp tục giao dịch với ngân hàng trong thời gian từ 29 tháng tới 2,5 năm vì có hành vi gian lận trong quá trình tham gia đấu thầu các dự án của tổ chức này.

Đừng vội bực mình

Có thể thấy, ảnh hưởng của các "phán quyết", đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế tới các DN là rất lớn.

Trong trường hợp HAG, trong phiên giao dịch ngày 14/5, cổ phiếu HAG lao dốc mất gần 6% xuống 21.400 đồng/cp khiến khối tài sản hơn 310 triệu cổ phiếu của bầu Đức "bốc hơi" gần 440 tỷ đồng. Sóng gió đến với HAGL và cổ phiếu HAG còn kéo dài trong nhiều tháng sau đó. Có những lúc cổ phiếu này rớt về tới gần 19.000 đồng, so với mức khoảng 27.000 đồng hồi đầu năm.

Các quyết định của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế như S&P, Fitch, Moody's..., trong khi đó, lại ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn quốc tế và mức lãi suất phải cao thấp trả cho trái phiếu mà họ phát hành.

Đối phó với các cáo buộc, đánh giá, xếp hạng của các tổ chức này, các DN trong nước có nhiều cách thức phản ứng khác nhau.

Trong trường hợp DN bị WB "cấm cửa" tham gia các dự án, DN này chỉ giải thích sự việc này là lỗi của công ty do không không thẩm định kỹ hồ sơ, lý lịch của nhân viên (trong bản dự thầu).

Nhiều đơn vị giải thích việc bị hạ triển vọng là do chịu tác động chung của môi trường kinh tế khó khăn.

Ở chiều ngược lại, nhiều DN phản ứng khá dữ dội với những cáo buộc, phán xét mà họ cho rằng không đúng.

Trong vụ "các ông trùm cao su", bầu Đức khá mạnh mẽ bác bỏ và bày tỏ lo ngại các cáo buộ chúng sẽ gây hiểu nhầm cho các cổ đông lớn...

Về vụ hạ tín nhiệm, HAGL cũng đã yêu cầu và sau đó S&P và Fitch rút lại tất cả các đánh giá này và có thể sẽ không còn được làm công việc tương tự trong tương lai.

Trên thực tế, hiện tượng các tổ chức quốc tế có uy tín "soi mói" các DN lớn xảy ra khá phổ biến trên thế giới. Đa phần các tổ chức này lớn mạnh nhờ uy tín. Tuy nhiên, không phải không có những sai phạm. Đầu năm 2013, tổ chức đánh giá tín nhiệm uy tín của Mỹ là S&P đã bị chính Bộ Tư pháp nước này khởi kiện đòi phạt 5 tỷ USD với cáo buộc tổ chức này nhận tiền thay đổi chỉ số xếp hạng hàng nghìn cổ phiếu BĐS dưới chuẩn làm ảnh hưởng tới nền kinh tế.

Có thể thấy, khi hội nhập, các DN sẽ gặp phải nhiều hơn những sự cố như trên. Vấn đề là phải đối mặt để xử lý thế nào. Đứng trước mỗi nhận xét của quốc tế, các DN Việt đừng vội bực mình cho rằng bị kỳ thị hay chơi xấu mà hãy xem đó là một góc nhìn từ bên ngoài về mình. Nếu chưa chính xác, đó chính là cảnh báo để cải thiện hình ảnh của mình trên thị trường quốc tế. 

Theo Mạnh Hà

VEF
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm